Sổ tay: Cần thay đổi cách cho

Từ năm 2006, TPHCM đã có quy định con em người có đất bị thu hồi đang đi học tại các trường công lập hoặc bán công trên địa bàn TP được hỗ trợ học phí và tiền đóng cơ sở vật chất trường học (3 năm). Một chủ trương nhân văn, tình nghĩa với mục đích nhằm hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, góp phần ổn định cuộc sống cho họ ở nơi định cư mới nhưng trên thực tế nhiều người vẫn chưa được thụ hưởng.

Từ năm 2006, TPHCM đã có quy định con em người có đất bị thu hồi đang đi học tại các trường công lập hoặc bán công trên địa bàn TP được hỗ trợ học phí và tiền đóng cơ sở vật chất trường học (3 năm). Một chủ trương nhân văn, tình nghĩa với mục đích nhằm hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, góp phần ổn định cuộc sống cho họ ở nơi định cư mới nhưng trên thực tế nhiều người vẫn chưa được thụ hưởng.

Đầu năm học, chị Chiêu Thị Phú (ngụ lô B1.1 khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh), tạm đóng khoảng 700.000 đồng (tương đương 1/2 số tiền phải đóng) tiền học cho con ở trường tiểu học gần nhà. Giờ đây, chị vẫn phải lo nộp số tiền còn lại với hy vọng sau đó sẽ được… hoàn lại học phí, tiền cơ sở vật chất. Anh Nguyễn Thanh Long (cùng ngụ khu tái định cư trên) bức xúc vì đi tới đi lui xin giấy xác nhận gia đình thuộc diện tái định cư để nộp nhà trường nhưng rồi con anh (học Trường Tiểu học Lê Văn Tám, phường 9, quận 6) hiện chỉ được giảm 30.000 đồng/tháng, chẳng bõ bèn gì.

Việc tạm thu học phí và tiền cơ sở vật chất của con em hộ tái định cư dẫn đến “đẻ” thêm công đoạn phải trả lại tiền, thậm chí chậm trả, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến đời sống người dân khi phải xoay xở tiền bạc để đóng tiền cho nhà trường. Rút ngắn khoảng cách chủ trương với cuộc sống, cần thay đổi “cách cho”.

Mạnh Hòa

Tin cùng chuyên mục