STB - Bluechip trên thị trường chứng khoán

Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) với mã cổ phiếu STB - một trong những mã bluechip trên thị trường chứng khoán. Năm 2009 là một năm khó khăn chung đối với các doanh nghiệp do diễn biến phức tạp của thị trường thế giới và trong nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt của Sacombank vẫn ở vào mức cao so với mức bình quân toàn ngành.

Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) với mã cổ phiếu STB - một trong những mã bluechip trên thị trường chứng khoán. Năm 2009 là một năm khó khăn chung đối với các doanh nghiệp do diễn biến phức tạp của thị trường thế giới và trong nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt của Sacombank vẫn ở vào mức cao so với mức bình quân toàn ngành.

Với chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với tình hình tăng trưởng chung của toàn ngành, STB đã giữ vững vị trí một trong những mã bluechip nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Nhân viên của Sacombank đang tư vấn cho khách hàng.

Nhân viên của Sacombank đang tư vấn cho khách hàng.

Nếu như trong tháng 1 năm 2009 chỉ có hơn 18 triệu đơn vị cổ phiếu STB trị giá khoảng 616 tỷ đồng được giao dịch trên thị trường chứng khoán, thì giữa năm 2009, con số này đã tăng lên vượt trội đạt mức 83 triệu đơn vị cổ phiếu trị giá hơn 4.000 tỷ đồng. Đầu quý 4 năm 2009, Sacombank kết thúc đợt phát hành cổ phiếu chia cổ tức năm 2008, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cho cán bộ cốt cán và hoàn thành việc nâng vốn điều lệ lên thành 6.700 tỷ đồng theo đúng kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

Việc chi trả cổ tức hàng năm bằng cổ phiếu tại Sacombank là hình thức tái đầu tư của cổ đông, đồng thời giúp cho Sacombank có vốn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao và đảm bảo việc chi trả cổ tức hàng năm ổn định từ 14% -16% hoặc cao hơn. Cung – cầu của thị trường là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp muốn tăng vốn trong năm 2009 bằng hình thức phát hành cổ phiếu.

Tuy vậy, Sacombank vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt như các doanh nghiệp khác. Việc phát hành thành công 31% cổ phiếu tăng thêm trong năm tài chính khó khăn 2009 cho thấy sức hút của STB đối với giới đầu tư trong và ngoài nước là rất lớn. Với hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, các cổ đông Sacombank vẫn thu được lợi nhuận thông qua hưởng chênh lệch từ mệnh giá cổ tức với giá bán trên thị trường. Hình thức chi trả cổ tức này được đánh giá là chiến lược tăng vốn bền vững hàng năm, tiền đề để Sacombank lên kế hoạch kinh doanh cho cả năm tài chính.

Tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng là một trong những mục tiêu, giá trị và tư tưởng cốt lõi của Sacombank đã được xác định thấu suốt trong chiến lược phát triển ở từng giai đoạn. Theo đó, đồng thời với việc đảm bảo mức cổ tức hàng năm hợp lý và ổn định, Sacombank không ngừng thực hành chủ trương chống lãng phí và triệt để tiết kiệm để qua đó tăng tích lũy cho ngân hàng, tăng các quỹ dự phòng, quỹ phát triển nghiệp vụ, quỹ khoa học công nghệ để tăng vốn tự có nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông.

Mặt khác, Sacombank tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở các chi nhánh khang trang hiện đại. Trong tình hình giá cả đất đai các tỉnh còn thấp để tạo ra giá trị tích sản cho ngân hàng cũng là một sách lược quan trọng nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông về mặt lâu dài.  

Hai tháng đầu năm 2010, Sacombank lãi 300 tỷ đồng

+ Kết thúc hai tháng đầu năm 2010, Sacombank đã đạt 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (chưa bao gồm lợi nhuận hợp nhất từ các công ty trực thuộc), tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Nguồn thu từ tín dụng đến hết tháng 2 chiếm 22,9% trong tổng thu nhập. Huy động vốn từ khách hàng đạt 83.398 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 56.720 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 101.215 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,72%, tổng thặng dư vốn và các quỹ đạt 2.095 tỷ đồng.

+ Sacombank đã vinh dự trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Tổ chức The Asset (Hong Kong) bình chọn là ”Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010". Theo công bố của The Asset, danh hiệu này dựa trên sự đánh giá dịch vụ quản lý tiền mặt của các ngân hàng trong năm 2009 thông qua các tiêu chí như: mạng lưới hoạt động, thời gian giao dịch, giá cả, khả năng hỗ trợ khách hàng, kết quả xếp hạng tín dụng và khả năng tạo ra các sản phẩm quản lý tiền mặt khác biệt so với các ngân hàng khác.

NAM ĐỊNH

TAM ANH

Tin cùng chuyên mục