Sử, Địa bám sát sách giáo khoa, GDCD khó có điểm 10

Đề Địa lý (mã đề 319) kỳ thi THPT quốc gia 2017 giống cấu trúc với đề tham khảo của Bộ GD-ĐT. Nội dung các câu hỏi bám sát sách giáo khoa, học sinh chỉ cần có kiến thức cơ bản là có thể trả lời được. 
Đoàn kiểm tra phòng thi trước giờ phát đề môn Lịch sử tại Trường THPT Long Xuyên.
Đoàn kiểm tra phòng thi trước giờ phát đề môn Lịch sử tại Trường THPT Long Xuyên.
Tuy nhiên học sinh cần đọc kĩ đề để tránh mắc vào những bẫy của đề thi.
Đề thi cũng có sự phân hóa, tuy nhiên số câu hỏi vận dụng cao không nhiều, chỉ khoảng 5 câu. Phần thực hành tương đối dễ (10 câu) nên học sinh ít có khả năng bị điểm liệt. Dự đoán với đề thi này, số học sinh đạt từ điểm 7 trở lên sẽ tương đối nhiều.
Nguyễn Đình Tình
(Trường THPT Vĩnh Viễn – TPHCM)
 Nhận xét đề thi Lịch sử Kỳ thi THPT quốc gia  2017 (mã đề 319)
 Đề bám sát nội dung sách giáo khoa lớp 12, gồm các câu sử dụng kiến thức cơ bản và những câu vận dụng nâng cao. Đề thi này phù hợp để thí sinh có thể xét tốt nghiệp THPT. Ngoài ra đề cũng có nhiều câu vận dụng nâng cao để phân loại thí sinh muốn đạt trên 8 điểm. Để giải quyết những câu này thí sinh cần có quá trình ôn luyện và học tập nghiêm túc, đồng thời phải có kiến thức, tư duy tổng hợp tốt.
Qua đề thi môn Lịch sử này, đã xóa bỏ tư duy chung về môn Lịch sử chỉ là học vẹt, hay chỉ là những con số khô khan mà còn cần có sự tư duy, phân tích tổng hợp.
Vũ Thị Thu Huyền 
(Trường THPT Bùi Thị Xuân – TPHCM)
 Nhận xét đề thi Giáo dục công dân:
 Đề bám sát nội dung trọng tâm (2/3 đề) – từ câu 81 đến 105, có sự phân hóa rõ từ câu 106 đến câu 120. Đề yêu cầu học sinh ôn bài kĩ có suy luận và liên hệ thực tiễn. 
Đối với học sinh sức học trung bình sẽ đạt từ 5 – 6.5 điểm. Học sinh khá đạt 7 đến 9 điểm. Khó có điểm 10.
Thi tổ hợp đề 3 môn trong 1 buổi sẽ gây khó khăn cho các em thi môn Công dân vì đã tập trung hết sức cho 2 môn đầu, nên đa số các em đuối sức dẫn đến đánh lụi, lười suy nghĩ ở những câu cuối.
ThS. Vũ Thị Bích Thúy
Tổ Trưởng THPT Bùi Thị Xuân

Tin cùng chuyên mục