Tái cơ cấu đô thị, tạo điều kiện phát triển giao thông công cộng

Ngay sau khi Báo SGGP đăng thông tin về việc TPHCM khởi công xây dựng tuyến metro số 2 và bài phỏng vấn ông Nguyễn Kim Lăng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TediSouth) - tư vấn lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 về việc phát triển hệ thống metro tại TPHCM, TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, đã góp ý với báo rất nhiều ý kiến thú vị xung quanh đề tài này. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.
Tái cơ cấu đô thị, tạo điều kiện phát triển giao thông công cộng

Ngay sau khi Báo SGGP đăng thông tin về việc TPHCM khởi công xây dựng tuyến metro số 2 và bài phỏng vấn ông Nguyễn Kim Lăng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TediSouth) - tư vấn lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 về việc phát triển hệ thống metro tại TPHCM, TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, đã góp ý với báo rất nhiều ý kiến thú vị xung quanh đề tài này. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.

Khi tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1 Bến Thành - Tham Lương đi vào hoạt động sẽ giảm tình trạng kẹt xe trên đường Cộng Hòa. Ảnh: ĐỨC THÀNH

Khi tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1 Bến Thành - Tham Lương đi vào hoạt động sẽ giảm tình trạng kẹt xe trên đường Cộng Hòa. Ảnh: ĐỨC THÀNH

  • Chuẩn bị cho thời điểm metro đi vào hoạt động

° PV: Thưa tiến sĩ, sau tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được khởi công xây dựng năm 2009, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cũng vừa được khởi công. Ở góc độ quy hoạch xây dựng đô thị, ông đánh giá vấn đề này thế nào?

° TS NGUYỄN TRỌNG HÒA: Đây là vấn đề lớn, rất có ý nghĩa trong quá trình phát triển TPHCM thành một đô thị văn minh, hiện đại mà chính quyền TP đã mạnh dạn quyết tâm đầu tư từ gần 10 năm trước. Sự xuất hiện của hệ thống metro tự thân cũng làm cho TPHCM đẹp hơn, hiện đại hơn. Thế nhưng, nếu chỉ có hệ thống metro thì chưa đủ làm cho TPHCM phát triển bền vững. Vấn đề, ngay bây giờ TPHCM phải nghiên cứu ban hành các chính sách về phát triển đô thị phù hợp đi kèm nhằm khai thác hết hiệu quả của hệ thống metro và đưa hệ thống metro trị giá hàng chục tỷ USD này trở thành động lực, cơ sở cho sự phát triển bền vững của thành phố.

° Theo ông, những chính sách ấy là gì?

° Đó là những chính sách về phát triển đô thị hướng tới sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương tiện chính. Kinh nghiệm phát triển ở những đô thị có hệ thống metro cho thấy các khu dân cư, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại phải được “vun lại” theo từng khu, từng cụm theo hướng tăng cường chiều cao và nên nằm dọc theo hệ thống metro. Tại mỗi khu, mỗi cụm dân cư này sẽ có các ga metro đưa, đón khách hoặc có hệ thống phương tiện vận tải công cộng khác như xe buýt, monorail… tiếp nhận khách. Sự tập trung này sẽ làm cho việc đi lại của người dân tiện lợi hơn mà TP cũng có lợi vì phát triển đô thị tập trung sẽ giúp TP tiết kiệm đất và phần đất tiết kiệm được có thể dùng để trồng cây, làm đường giao thông, các khu vui chơi công cộng…, những cái vốn đang rất thiếu ở TPHCM. Hơn nữa, đây cũng là cách làm cho hệ thống metro có… khách, thu được tiền để trả nợ vay đầu tư.

° Thưa tiến sĩ, theo nhiều chuyên gia về quy hoạch, phát triển đô thị, TPHCM đã và đang phát triển… như vết dầu loang rồi.

° Phát triển đô thị như vết dầu loang là cách phát triển không bền vững vì vừa tốn đất vừa tạo ra những tập quán sinh hoạt không phù hợp cho một đô thị hiện đại. Tôi lấy ví dụ, nếu nhà cửa người dân cứ trải mành mành ra, bám theo các trục giao thông mọc lên thì vấn nạn lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh có điều kiện phát triển. Kinh tế vỉa hè tồn tại sẽ rất khó vận động người dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân vì đây là phương tiện rất tiện lợi cho người dân khi muốn dừng lại để mua đồ trên vỉa hè hoặc lòng đường. Phương tiện giao thông cá nhân còn có điều kiện phát triển thì phương tiện giao thông công cộng không thể phát triển được. Do đó, TPHCM phải có một quyết tâm mạnh mẽ để hạn chế và tiến tới điều chỉnh quá trình phát triển đô thị như vết dầu loang hiện nay.

  • Điều chỉnh lại quy hoạch... nếu cần thiết

° Ông vừa nói đến một sự điều chỉnh… Sự điều chỉnh ấy như thế nào khi mà các quy hoạch phát triển đô thị đã có giá trị pháp lý?

° Điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp hơn với thực tế là một điều hết sức bình thường. Thế nhưng, trong quy hoạch chung phát triển đô thị TPHCM vừa được Chính phủ phê duyệt cũng đã có tích hợp quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM nên vấn đề hiện nay chỉ là cần làm rõ hơn mối quan hệ giữa giao thông công cộng và phát triển đô thị. Trong đó, đặc biệt cần làm rõ hơn việc bố trí dân cư cũng như quy mô các khu dân cư, việc xây dựng bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại… trong mối quan hệ với việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo hướng tập trung dân cư hoặc người có nhu cầu đi lại ở các khu vực có đầu mối giao thông công cộng lớn như tôi đã nói ở trên.

° Phải điều chỉnh, xem xét lại các quy hoạch phát triển đô thị cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống vận tải hành khách công cộng, như vậy liệu ông có “lãng quên” đến sự phát triển của nhiều ngành khác cũng có những vị trí không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển đô thị như phát triển nhà ở, bảo vệ môi trường…?

° Hệ thống giao thông vận tải là xương sống, là mạch máu của một đô thị. Xương có cứng, mạch có thông, cơ thể mới phát triển bền vững. Đó là điều đã được khẳng định từ kinh nghiệm phát triển đô thị của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc phát triển vận tải hành khách công cộng sẽ giúp cho TPHCM ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn. Điều có thể thấy rõ nhất là giúp tiết kiệm năng lượng, chống phát thải khí thải xe máy, gây hiệu ứng nhà kính

NGUYỄN KHOA (thực hiện)

 

 Lãnh đạo Sở GTVT TPHCM cho biết, trong giai đoạn trước mắt, để phù hợp với đặc điểm đô thị TPHCM khi người dân ở dàn trải, sở sẽ nghiên cứu thiết lập mạng lưới vận tải hành khách công cộng khối lượng nhỏ đến các khu dân cư để đưa đón khách.

Hoạt động trên những tuyến này là các xe buýt nhỏ (để có thể len lỏi vào các khu dân cư nằm sâu trong các con đường, hẻm nhỏ của thành phố) có nhiệm vụ làm cầu nối trung chuyển hành khách từ các khu dân cư đến các đầu mối giao thông công cộng lớn hơn. Chỉ có vấn đề hiện lãnh đạo Sở GTVT lo lắng là Bộ GTVT quy định ô tô chở khách từ 17 chỗ trở lên mới có thể sử dụng làm xe buýt. Đây lại là loại xe khá lớn đối với nhiều con đường nhỏ trong các khu dân cư của TPHCM.

 

Tin cùng chuyên mục