Tái sinh cho đồ điện tử

Rác thải điện tử là vấn đề đang làm đau đầu chính phủ nhiều quốc gia, nhất là khi các sản phẩm điện tử ngày càng được “nâng đời” nhanh đến chóng mặt và giá cả cũng ngày càng vừa túi hơn. Theo Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), lượng rác điện tử thải ra trên thế giới khoảng 40 triệu tấn/năm và loại rác thải này tăng nhanh gấp 3 lần về lượng so với các loại rác khác. Ngay tại châu lục phát triển này cũng còn tồn đọng hàng triệu tấn rác thải điện tử chưa được xử lý thích hợp.

Rác thải điện tử là vấn đề đang làm đau đầu chính phủ nhiều quốc gia, nhất là khi các sản phẩm điện tử ngày càng được “nâng đời” nhanh đến chóng mặt và giá cả cũng ngày càng vừa túi hơn. Theo Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), lượng rác điện tử thải ra trên thế giới khoảng 40 triệu tấn/năm và loại rác thải này tăng nhanh gấp 3 lần về lượng so với các loại rác khác. Ngay tại châu lục phát triển này cũng còn tồn đọng hàng triệu tấn rác thải điện tử chưa được xử lý thích hợp.

Tại Hội chợ hàng điện tử lớn nhất Nhật Bản CEATEC 2009 vừa qua, nhiều người đã có dịp tận mắt chứng kiến PETEC - nhà máy xử lý rác thải điện tử của Tập đoàn Panasonic vận hành.

Tại nhà máy này, bốn dây chuyền màu hồng, cam, xanh lá cây và xanh dương không ngừng hoạt động, lần lượt “ăn” những chiếc ti vi, điều hòa, tủ lạnh và máy giặt cũ để rồi – sau một quá trình phân ly phức tạp bằng từ tính, bằng độ rung (vibration) và nước… các loại nguyên liệu nhựa, nhôm, đồng, sắt… đã được tách riêng ra và cuối cùng những sản phẩm như bàn ghế bằng plastic, các chi tiết bằng đồng, nhôm, sắt và vật liệu cách điện... được ra đời.

Nhà máy được xây dựng tại thành phố Kato thuộc vùng Hyogo, với công suất xử lý 750.000 sản phẩm đã qua sử dụng/năm và là một trong 45 nhà máy đang tiến hành công việc này trên khắp đất nước Mặt trời mọc. Điều đáng lưu ý là các nhà máy này (của các hãng sản xuất đồ điện tử khổng lồ khác nhau) đều đang vận hành khá… hòa thuận. Ở từng vùng khác nhau, mỗi nhà máy phụ trách việc “quét sạch” rác thải điện tử ở một vùng, bất kể đó là đồ do Panasonic hay Toshiba hoặc Sony... sản xuất mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ.

Cần nói thêm rằng, không phải công ty sản xuất nào cũng nỗ lực hết sức trong việc tái chế các sản phẩm điện tử cũ hỏng do chính hãng mình làm ra. Một thống kê cách đây chưa lâu cho thấy Nokia, hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới chỉ tái chế hơn 2% số điện thoại di động đã bán ra thị trường.

Tất nhiên, luật pháp dù đã quy định rất chặt chẽ nhưng vẫn cần được cộng đồng người tiêu dùng chung tay góp sức. Khách tham quan rất thú vị khi nhìn thấy tại PETEC những hình ảnh ngộ nghĩnh, rất dễ hiểu mô tả vòng đời của các sản phẩm điện tử, lợi ích của việc sử dụng (và vứt bỏ) chúng một cách có trách nhiệm. Những bức vẽ, bài viết ngộ nghĩnh của các em học sinh từ nhiều vùng khác nhau tại Nhật Bản và trên thế giới chứng tỏ nỗ lực của Panasonic đã có tác động nhất định đến nhận thức đúng đắn của cộng đồng về vấn đề xử lý rác thải nguy hại rất rõ ràng nhất là đối với thế hệ những người tiêu dùng tương lai…

BẢO VÂN

Tin cùng chuyên mục