Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoạt động theo công ty cổ phần

Phát biểu tại đại hội cổ đông lần thứ nhất, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần (VRG), tổ chức ở TPHCM, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng việc chuyển sang cổ phần hóa không tự nó làm VRG lớn mạnh hơn, mà phải là sự góp sức của các cổ đông để giúp tập đoàn phát triển.
Thu hoạch mủ cao su tại Đông Nam bộ
Thu hoạch mủ cao su tại Đông Nam bộ
 Sự lớn mạnh và phát triển của VRG phải đi đôi với việc nâng cao đời sống người lao động. Quá trình thực hiện cổ phần hóa khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đúng pháp luật, bảo toàn vốn nhà nước, công khai minh bạch; tình hình tài chính lành mạnh với vốn điều lệ trên 40.670 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước trên 96,7%, là một trong những doanh nghiệp có vốn rất lớn, quản lý gần 492.000ha. 

Năm nay, VRG không trồng mới diện tích cao su mà chỉ tái canh hơn 11.800ha khu vực Đông Nam bộ; hoàn thành nhà máy công suất 10.000 tấn/năm tại Công ty Đồng Phú - Kampong Thom; nhà máy công suất 7.500 tấn/năm tại Công ty Đồng Phú - Kratie; nhà máy 9.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần Cao su Việt Lào; khởi động nhà máy chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn/năm ở Sơn La, Lai Châu. Đồng thời khởi động nhà máy ván sàn công suất 2,5 triệu m2/năm tại Bình Phước...

Dự kiến lợi nhuận trên doanh thu của 7 tháng năm 2018 là 20%, năm 2019 là 21% và 2020 là 22%.

Tin cùng chuyên mục