Quần vợt cần những cá tính như Kyrgios

Đó là quan điểm của vị HLV tâm lý nổi tiếng người Ấn Độ, ông Badri Narayanan, dành cho “gã trai xấu tính” Nick Kyrgios ở thời điểm ATP đang kêu gọi anh này làm việc với bác sĩ tâm lý để điều trị những vấn đề về mặt tinh thần, qua đó, được giảm án phạt cấm thi đấu từ 8 tuần xuống còn 3 tuần lễ. Sau sự cố trong và sau trận thua Mischa Zverev ở Shanghai Masters, Kyrgios đang bị chỉ trích kịch liệt và phải nhận án phạt khá nặng từ ATP.

Đó là quan điểm của vị HLV tâm lý nổi tiếng người Ấn Độ, ông Badri Narayanan, dành cho “gã trai xấu tính” Nick Kyrgios ở thời điểm ATP đang kêu gọi anh này làm việc với bác sĩ tâm lý để điều trị những vấn đề về mặt tinh thần, qua đó, được giảm án phạt cấm thi đấu từ 8 tuần xuống còn 3 tuần lễ. Sau sự cố trong và sau trận thua Mischa Zverev ở Shanghai Masters, Kyrgios đang bị chỉ trích kịch liệt và phải nhận án phạt khá nặng từ ATP.

Theo HLV Narayanan, Kyrgios cần được giúp đỡ về mặt tâm lý, nhưng phải ở cách thức và mức độ thích hợp, và rằng làng quần vợt thế giới cần có những tay vợt có cá tính như chàng trai trẻ người Australia: “Cậu ấy là một tài năng mang tính hiện tượng rất giống với Marat Safin khi anh này bắt đầu sự nghiệp của mình. Cậu ấy đang cảm thấy thoải mái với da thịt của mình và có sự tự mãn vì cậu ấy có cảm giác tin tưởng vào bản thân. Cậu ấy đã không đánh bại được Rafael Nadal và Roger Federer nếu không đủ giỏi. Tôi ghét dùng từ “giúp đỡ”, là một HLV tâm lý, tôi cảm thấy cậu ấy cần một số công cụ để có thể giúp cậu ấy kiểm soát cảm xúc của mình, chuyển hướng năng lượng cho phù hợp để không tự hủy diệt mình trong những trận đấu. Tôi hiểu những gì mà cậu ấy đang phải trải qua, và tôi chắc chắn cậu ấy đang cảm thấy thất vọng vì hành động của mình. Cậu ấy cần phải xử lý theo cách tốt nhất có thể mà vẫn không đánh mất cá tính mà cậu ấy mang đến cho làng quần vợt thế giới”.

Khi được hỏi liệu ATP hay có tay vợt bạn đồng môn nào có thể giúp Kyrgios giải quyết vấn đề hay là không, Narayanan trả lời: “Như tôi đã nói, đó là về việc cậu ấy đi tìm chính mình trong làng quần vợt thế giới và chờ xem cậu ấy có thể điều khiển tốt nhất sự hiện diện của mình như thế nào ở ngoài sân đấu. Và cuối cùng, tay vợt phải chịu trách nhiệm với những gì đã xảy ra. Những gì chúng ta cần làm là đưa ra những công cụ hỗ trợ về mặt tâm lý và chờ xem cậu ấy có thể tận dụng được chúng hay là không”.

Đ.Hg

Tin cùng chuyên mục