Đường đến Olympic - Cơ hội vàng cho ai?

Cơ hội Vàng – vận hội thắng HCV trong môn quần vợt ở Olympic Rio de Janeiro – đang nằm trong tay của những người biết trân trọng giá trị của Thế vận hội. Đó là “nhóm bộ tứ quyền lực” Novak Djokovic, Andy Murray, Roger Federer và Rafael Nadal – ở nội dung đơn nam, và đó là đại biểu của thứ “quyền uy tối thượng” Serena Williams – ở nội dung đơn nữ. Nghĩa là, cho dù “vật đổi, sao dời”, cho dù cả thế giới vẫn biến động, với 5 gương mặt danh tiếng nhất của làng quần vợt thế giới, tấm HCV Olympic vẫn mang một tầm vóc, một giá trị lớn lao…

Cơ hội Vàng – vận hội thắng HCV trong môn quần vợt ở Olympic Rio de Janeiro – đang nằm trong tay của những người biết trân trọng giá trị của Thế vận hội. Đó là “nhóm bộ tứ quyền lực” Novak Djokovic, Andy Murray, Roger Federer và Rafael Nadal – ở nội dung đơn nam, và đó là đại biểu của thứ “quyền uy tối thượng” Serena Williams – ở nội dung đơn nữ. Nghĩa là, cho dù “vật đổi, sao dời”, cho dù cả thế giới vẫn biến động, với 5 gương mặt danh tiếng nhất của làng quần vợt thế giới, tấm HCV Olympic vẫn mang một tầm vóc, một giá trị lớn lao…

Murray và Williams đang là những nhà đương kim vô địch Olympic – ở Olympic London 2012, Murray đã thắng tấm HCV đơn nam sau khi dễ dàng đánh bại cựu số 1 thế giới người Thụy Sỹ Federer với điểm số áp đảo 6/2, 6/1, 6/4. Trong khi đó, Serena đã thắng tấm HCV đơn nữ bằng chiến thắng mang tính “hủy diệt” trước “búp bê tóc vàng Nga Maria Sharapova, Serena đã thắng trong một trận đấu mà cô chỉ cho đối thủ vỏn vẹn… 1 game thắng để “làm vốn” (đó vốn là tấm HCV thứ 4 trong sự nghiệp thi đấu tại Olympic của Serena, cô cũng đã thắng HCV đôi nữ ở kỳ Olympic đó, còn trước đó, tại Olympic Beijing 2008, Serena cũng đã thắng được “cú đúp” HCV ở cả 2 nội dung này). Họ chính là ứng viên nặng ký nhất cho tấm HCV đơn nam và đơn nữ năm nay ở kỳ giải đang “rớt giá khá thê thảm” vì hàng loạt tay vợt hàng đầu rút lui.

Andy Murray (phải) vẫn tôn trọng giá trị của Olympic.

Ở giải đơn nam, đã có 3 gương mặt hiện diện trong tốp 10 rút lui khỏi giải đấu vì e sợ vi rút Zika, đó là Milos Raonic, Tomas Berdych và Dominic Thiem. Với họ, thay vì mất thời gian ở một giải đấu không được thưởng điểm trên bảng xếp hạng, cũng không nhận được nhiều tiền thưởng và phải ra sân đấu trong nỗi lo canh cánh bị nhiễm bệnh, thà dành thời gian chuẩn bị để tham gia US Open còn chính đáng hơn.

Tất nhiên, không chỉ có mối quan ngại vi rút Zika, còn nhiều lý do khác khiến các tay vợt không muốn tham gia Olympic. Như chúng ta đã biết, cả Nick Kyrgios lẫn Bernard Tomic đã quyết định không tham gia đội hình tuyển Australia tham dự Olympic vì mâu thuẫn với Ủy ban Olympic Australia (có thể sự vắng mặt này khiến Lleyton Hewitt rút lui khỏi nhiệm vụ HLV trưởng tuyển quần vợt Úc, có thể, anh không muốn dẫn dắt một đội tuyển “yếu xìu” dù đã từng được kỳ vọng rất cao nếu có Kyrgios và Tomic trong đội hình).

Về phần mình, tay vợt người Latvia là Ernest Gulbis từ chối thi đấu vì không muốn tham gia “một sự kiện mang tính chất… du lịch”. Ở hệ giải dành cho nữ, Masha đang bị cấm thi đấu, không thể tham gia, còn Victoria Azarenka đang có bầu nên sẽ ngồi ngoài sân cho đến khi mùa giải năm nay khép lại. Lý do nào cũng được, Murray, Djokovic, Federer, Nadal và Serena bên phía nữ đang tiến rất gần với cơ hội thắng huy chương, đặc biệt là HCV ở kỳ Olympic lần này.

Đã qua rồi cái thời chỉ có những tay vợt vô danh “mới có khả năng thắng” HCV Olympic. Kể từ khi quần vợt quay trở lại với đấu trường Olympic ở Seoul 1988, ngoại trừ Steffi Graf, những gương mặt thắng HCV thường chỉ là những VĐV kém danh. Ở thời điểm đó, các tay vợt chuyên nghiệp cho rằng, Olympic là một sân chơi ít giá trị, vì ít tiền thưởng, thành tích không được tính vào tiêu chí xếp hạng trên bảng điểm của ATP và WTA.

Tuy nhiên, quan niệm đó dần dần thay đổi. Với những tay vợt đã có quá nhiều chiến tích như Federer, Nadal, Djokovic… việc bỏ một vài giải đấu tiền thưởng cao để tham dự Olympic và giật lấy tấm HCV để hoàn tất bộ sưu tập của mình là điều nên làm. Các anh đã có quá nhiều tiền, giờ các anh cần thêm danh vị và… sự công nhận từ một thế giới thể thao khác.

Với những người như Raonic, Gulbis, họ cần tiền nhiều hơn, hoặc có thể nói, họ chưa sẵn sàng thay đổi quan niệm của mình với đấu trường Olympic. Điều đó cần có thêm thời gian, hoặc cũng có thể, họ sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm của mình.Sẽ có 5 bộ huy chương – tương đương với 5 tấm HCV – ở Olympic Rio de Janeiro 2016. Đó là các bộ huy chương trong các nội dung đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ. Các trận đấu sẽ diễn ra ở Khu phức hợp thể thao Barra Olympic Park, nơi sân đấu chính được đặt theo tên của huyền thoại quần vợt nữ người Brazil Maria Bueno, người từng thắng 7 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp. Sân đấu này có sức chứa 10.000 CĐV.

Giá trị của Olympic vẫn là rất lớn. Có thể, với những tay vợt “tầm trung” (những người như Raonic, Gulbis… chưa từng giành Grand Slam, khác gì họ là tay vợt ‘”tầm trung”), nhưng với những gương mặt được xướng tên huyền thoại, Olympic là nơi họ luôn tôn trọng, luôn đặt lên hàng đầu. Thế nên, giá trị Olympic vẫn đứng vững ở đó, khi vẫn còn có những con người như Federer, như Murray, như Nadal, Djokovic hay Serena.

Đỗ Hoàng

Tin cùng chuyên mục