Tháo gỡ vướng mắc để đầu tư giao thông khu vực ĐBSCL

Hàng loạt các điểm nghẽn giao thông đã được các địa phương kiến nghị đầu tư mới, cải tạo nâng cấp  như: quốc lộ (QL) 1 qua Tiền Giang còn 9 cầu hẹp, gây kẹt xe nghiêm trọng dịp lễ, tết; xây dựng cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2; mở rộng QL50, QL60 qua tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng; mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương, hoàn thiện tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ.
Kẹt xe trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực ĐBSCL kéo dài hàng km trong nhiều giờ, vào ngày mùng 6 tết (10-2-2019).
Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải  (GTVT) đã làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM và các tỉnh Tây Nam bộ về công tác chuẩn bị nội dung báo cáo lên Thủ tướng về kết nối giao thông TPHCM và các tỉnh Tây Nam bộ.

Hàng loạt các điểm nghẽn giao thông đã được các địa phương kiến nghị đầu tư mới, cải tạo nâng cấp  như: quốc lộ (QL) 1 qua Tiền Giang còn 9 cầu hẹp, gây kẹt xe nghiêm trọng dịp lễ, tết; xây dựng cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2; mở rộng QL50, QL60 qua tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng; mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương, hoàn thiện tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ.

Đặc biệt, cần sớm đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, cho tàu biển lớn vào sông Hậu; xây dựng dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài để giảm tải cho QL22. Đại diện tỉnh Tây Ninh kiến nghị, nếu Chính phủ thiếu tiền đầu tư cao tốc TPHCM - Mộc Bài thì cho phép TPHCM phối hợp với Tây Ninh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) . 

Tại cuộc họp, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, TPHCM đã chuẩn bị 3.000 tỷ đồng làm vốn đối ứng với Trung ương đầu tư hoàn thiện đường Vành đai 3 nhưng dự án vẫn chưa thực hiện được do thiếu vốn. Bên cạnh đó, phương thức đầu tư cũng cần xác định rõ cơ chế phối hợp đầu tư giữa các địa phương, như đường sắt TPHCM - Cần Thơ. 

Sau khi nghe ý kiến các địa phương, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ tổng hợp nội dung trình Thủ tướng trong cuộc làm việc về phát triển kinh tế ĐBSCL sắp tới, trong đó sẽ tạo ra bức tranh đầy đủ, hiện thực về giao thông khu vực này. Sắp tới, Bộ GTVT sẽ xác định được thứ tự ưu tiên đầu tư cụ thể trên tổng quan của cả khu vực, từ đó kiến nghị về cơ chế, gồm huy động bố trí nguồn lực, thực hiện đề án, liên kết vùng và những hình thức tổ chức đầu tư có linh hoạt trong huy động nguồn lực.… 

Lý giải về đầu tư cho khu vực Tây Nam bộ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, tỷ trọng đầu tư thấp hơn miền Bắc, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, tỷ trọng đầu tư cho khu vực Tây Nam bộ luôn cao hơn so với các khu vực khác, đặc biệt khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Tỷ trọng đầu tư và tính kết nối chưa được như khu vực phía Bắc do đặc thù địa lý nên ngoài miền Bắc đầu tư công trình 1 đồng thì miền Tây phải đầu tư 1,5 - 2 đồng, nên xuất phát điểm về giao thông đường bộ ở miền Tây cũng không được như miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục