Vụ bắn hạ máy bay Nga: Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập

Ngày 28-11, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiia 1, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga là chưa từng có tiền lệ. Hành động này cũng là thách thức chưa từng có với Nga. Nga sẽ phản ứng thích đáng với mối đe dọa này. Theo ông Peskov, vụ việc là vết hằn rất khó chữa trong mối quan hệ giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.  Ankara không được ủng hộ
Vụ bắn hạ máy bay Nga: Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập

Ngày 28-11, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiia 1, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga là chưa từng có tiền lệ. Hành động này cũng là thách thức chưa từng có với Nga. Nga sẽ phản ứng thích đáng với mối đe dọa này. Theo ông Peskov, vụ việc là vết hằn rất khó chữa trong mối quan hệ giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Ankara không được ủng hộ

Trong khi chưa rõ Nga sẽ đáp trả các hành động quân sự theo cách nào, không ít người lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cấm Nga tiếp cận các eo biển Đen. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, tình hình khó phát triển theo hướng như vậy. Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể hành động đơn phương nữa, vì đó là vi phạm Công ước Montreux cũng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp biển quốc tế.

Nga áp dụng quy chế siết chặt visa đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Russia Today cùng ngày, nguyên Thiếu tướng Mỹ Paul Vallely khẳng định: “Vụ Su-24 là một sự khiêu khích rõ ràng. Việc Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương bắn hạ một máy bay Nga cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ không thống nhất hành động với liên minh NATO. Đây đã là một chính sách của Ankara trong nhiều năm. Các thành viên NATO nên tạo áp lực trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi liên minh vì “Ankara không hợp tác chống IS, không hợp tác với các lực lượng bên trong của Syria, họ chỉ muốn thấy Assad bị xóa sổ hoặc thay thế bởi một chính phủ khác”.

Trong bài viết đăng trên tờ Daily Mail ngày 27-11, nhà sử học người Anh Michael Burleigh nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang giả vờ chiến đấu chống lại IS. Những hành động của Tổng thống Erdogan như chỉ muốn làm suy yếu lực lượng chứ không thực sự chống lại IS. Đó cũng là lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin phần nào có quyền buộc tội ông Ergodan là “tráo trở” trong cuộc chiến chống IS”.

Thổ Nhĩ Kỳ xoa dịu Nga?

Ngày 28-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bày tỏ sự đau buồn và hối tiếc vì hành động bắn rơi máy bay Nga, đồng thời ước rằng mọi chuyện không xảy ra. Theo AP, phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Balikesir, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cho rằng, cả Ankara và Mátxcơva đều không nên để căng thẳng leo thang và tránh thực hiện những hành vi có tính chất phá hoại dễ dẫn tới những “kết cục đau thương”. Ông tiếp tục kêu gọi một cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ở thủ đô Paris, Pháp, vào tuần tới. Ông Erdogan nhấn mạnh, đó sẽ là cơ hội để hai nước giải quyết những bất đồng.

Đây là lần đầu tiên ông Erdogan bày tỏ sự hối tiếc của mình sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24-11 điều máy bay F-16 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Trước đó, ngày 27-11, Tổng thống Erdogan vẫn còn tuyên bố Nga đang “đùa với lửa” khi không kích vào các đoàn xe chở dầu và đồ tiếp tế tại khu vực biên giới Syria, nơi các nhóm phiến quân người Turk được Ankara hậu thuẫn đang hoạt động. Ông cũng quyết không xin lỗi Nga sau khi Tổng thống Putin đã hai lần từ chối trả lời điện thoại của Tổng thống Erdogan và tuyên bố sẽ tiếp tục giữ thái độ này cho tới khi nhận được lời xin lỗi từ phía Ankara.

Ngày 28-11, hãng tin Sputniknews của Nga dẫn nguồn tin từ báo Bild của Đức xác nhận “Nga đúng, Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu thô từ IS và trở thành nhà tiêu thụ chính dầu thô của IS. Chính vì thế mà bọn khủng bố có nguồn thu 10 triệu USD mỗi tuần”. Tuy nhiên, trước đó, Tổng thống Tayyip Erdogan phủ nhận “chuyện làm ăn” với IS và tuyên bố sẽ từ chức nếu phía Nga chứng minh được chuyện làm ăn đó. Sự bác bỏ của Ankara trong vấn đề này ngày càng khiến vấn đề khó giải quyết.

Theo chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông Didier Billion thuộc Viện Nghiên cứu Pháp, thật đáng ngạc nhiên, ngay sau khi bắn hạ máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng yêu cầu một cuộc họp của NATO và cũng rất ngạc nhiên khi thấy NATO lập tức triệu tập họp. Tuy nhiên, câu trả lời cho thấy các bên thừa nhận đây là một thách thức và một lần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập.

Cuộc họp tới tại Vienne về vấn đề Syria sẽ quy tụ 17 quốc gia và các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng có nguy cơ làm tan biến các thành quả ngoại giao vốn đã rất khó khăn để đạt được, là bước cản lớn đối với các nỗ lực, nhất là đối với các chuyến đi của ông Hollande tới châu Âu, Mỹ để cố gắng thiết lập liên minh quân sự chống IS.

HẠNH CHI (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục