Trung Đông: Nguy cơ chạy đua vũ trang hạt nhân ngày càng tăng

Ngày 26-3, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cảnh báo việc không đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng nghĩa với không hạn chế được hoạt động làm giàu, nghiên cứu và phát triển (chương trình hạt nhân) của Iran, cũng như không có sự giám sát và kiểm tra độc lập.

Ngày 26-3, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cảnh báo việc không đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng nghĩa với không hạn chế được hoạt động làm giàu, nghiên cứu và phát triển (chương trình hạt nhân) của Iran, cũng như không có sự giám sát và kiểm tra độc lập.

Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh vòng đàm phán mới mang tính quyết định giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) được nối lại nhằm đạt được một thỏa thuận khung trước hạn chót 31-3 tới.

Trước đó, giới chuyên gia về Trung Đông tỏ ý lo ngại rằng những nước khác trong khu vực có thể đẩy nhanh các nỗ lực để bắt kịp Iran. Theo chuyên gia về vũ trang và phổ biến hạt nhân Emily B. Landau thuộc Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel, Saudi Arabia sẽ là đối thủ số một về sở hữu vũ khí hạt nhân vì có mối quan hệ với Pakistan. Saudi Arabia đã cấp tài chính cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và hai bên có thể đã có một số dàn xếp về khả năng hạt nhân. Riyadh có thể sẽ mua bom từ Pakistan. Lý giải về điều này, người ta cho rằng động cơ của Saudi Arabia có thể rõ ràng hơn vì nằm gần Iran và có tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Một lý do khác là sự đối trọng, việc sở hữu khả năng hạt nhân giúp Saudi Arabia bảo vệ trước các hoạt động của Iran như ở Yemen hoặc Iraq.

VIỆT LÊ

Tin cùng chuyên mục