Xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình mùa 2012: Cuộc chiến chưa có hồi kết

Cuộc họp giữa VFF, VPF và AVG vào hôm qua đã không đã không tìm ra hồi kết cho vấn đề bản quyền truyền hình Super League 2012. Thậm chí, không thể đoán chắc rằng, loạt trận khai màn giải Ngoại hạng 2012 có thể phát sóng trên những kênh truyền hình đại chúng.
Xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình mùa 2012: Cuộc chiến chưa có hồi kết

Cuộc họp giữa VFF, VPF và AVG vào hôm qua đã không đã không tìm ra hồi kết cho vấn đề bản quyền truyền hình Super League 2012. Thậm chí, không thể đoán chắc rằng, loạt trận khai màn giải Ngoại hạng 2012 có thể phát sóng trên những kênh truyền hình đại chúng.

Xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình mùa 2012: Cuộc chiến chưa có hồi kết ảnh 1

Khi AVG tỏ ra cứng rắn, VPF vẫn chưa thể đàm phán lại hợp đồng bản quyền truyền hình mùa bóng mới với đối tác này. Ảnh: Quang Minh

VPF đòi 10 tỷ đồng/mùa

Sau khi tiếp nhận “mối” bản quyền truyền hình từ VFF, ngày 23-12, Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn đã có công văn gửi AVG đề nghị VFF, VPF và AVG ngồi lại với nhau để bàn về hợp đồng bản quyền truyền hình. Trong đó, VPF nêu ra 4 giải đấu mà họ sở hữu quyền tổ chức điều hành gồm: Super League, V-League 1, Cup Quốc gia và Siêu Cup Quốc gia.

Phía VPF khẳng định, 4 giải đấu này nằm trong quyền điều hành của VPF nên VPF cần thống nhất với AVG về hợp đồng bản quyền truyền hình. Ngay sau công văn này, AVG lập tức khẳng định, AVG chỉ làm việc với VPF sau khi đã làm việc với VFF, bởi VFF chính là đơn vị ký bản quyền truyền hình cho AVG.

Trên thực tế, do mùa giải đã cận kề nên VPF tỏ ra nóng vội, muốn giải quyết nhanh chọn vấn đề tế nhị này. Thế cho nên, hôm qua, Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn lại ký một công văn đề nghị AVG ngồi lại để thương thảo về hợp đồng chuyền nhượng thương quyền đã ký kết giữa AVG và VFF từ những mùa giải trước.

Trong công văn này, VPF nêu quan điểm: thứ nhất, hợp đồng của VFF và AVG liên quan đến nhiều giải đấu do VFF tổ chức, trong đó có những giải đấu thuộc quyền tổ chức của VPF, do đó VPF muốn tách riêng hợp đồng của các giải đấu do VFF tổ chức và hợp đồng các giải đấu do VPF tổ chức; thứ hai, VPF nêu điều kiện hợp đồng điều chỉnh giữa VPF và AVG chỉ là 3 năm, trong đó giá trị hợp đồng truyền hình tối thiểu là 10 tỷ đồng/năm.

Việc VPF muốn tách hợp đồng mà VFF đã ký với AVG không phải là điều bất ngờ. Bởi nó chỉ cụ thể hóa tuyên bố của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT VPF, liên quan đến vấn đề bản quyền truyền hình. Bởi theo ông Kiên, hợp đồng bán bản quyền truyền hình mà VFF ký với AVG là quá dài, trong khi giá trị lại không hợp lý.

Chưa "nói chuyện" với VPF

Hôm qua, AVG đã có cuộc làm việc với đại diện VFF, trong đó có cả ông Phạm Ngọc Viễn- Tổng giám đốc VPF. Tuy nhiên, ở cuộc làm việc này, ông Viễn dự họp với tư cách là… Phó Chủ tịch VFF, bên cạnh Tổng thư ký sắp thoái nhiệm Trần Quốc Tuấn. Có nghĩa rằng, AVG chưa công nhận VPF hay những đề nghị của VPF về bản quyền truyền hình là hợp luật.

Theo kết quả, AVG khẳng định, AVG đã thực hiện hợp đồng một cách rất nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao và tôn trọng VFF. Điều đó được thể hiện ở việc, AVG chưa nhận lời làm việc với VPF, dù rằng VPF đã liên tục có công văn đề nghị được ngồi lại thương thảo với AVG. Chỉ đến khi thống nhất được các điều kiện tiên quyết, nguyên tắc thì AVG mới gật đầu thương thảo với VPF. Đặc biệt, AVG yêu cầu VFF tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của AVG liên quan đến hợp đồng đã ký.

AVG chơi trội

Ngoài việc đưa ra những lý lẽ cứng rắn đối với VFF và VPF, hôm qua, AVG cũng đã có văn bản gửi VTV, VTC và các nhà đài địa phương. Trong đó, AVG khẳng định, họ sẽ tổ chức sản xuất, truyền trực tiếp 2 trận đấu khai mạc Super League và V-League 1 (SLNA-Thanh Hóa và Trẻ SHB.Đà Nẵng-ĐT.LA). Phía AVG cho rằng, do các thay đổi về cách thức tổ chức điều hành các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp của VFF chưa được làm rõ, nhưng tránh làm khán giả thiệt thòi, AVG sẵn sàng chia sẻ miễn phí bản quyền truyền hình và đề nghị các nhà đài tiếp sóng nguyên vẹn 2 trận đấu trên. AVG chấp nhận chịu thiệt gần 200 triệu đồng, bao gồm phí bản quyền (30-40 triệu đồng), chi phí sản xuất (90-110 triệu đồng) và chi phí truyền dẫn (20-30 triệu đồng).

Theo AVG, hợp đồng đã ký có nhiều thông tin mang tính bảo mật, nhưng bây giờ AVG sẽ công khai cho các cơ quan truyền thông nắm bắt. Thứ đến, việc ký và thực hiện hợp đồng giữa VFF và AVG, nếu có bất cứ sự thay đổi nào theo nhu cầu của VFF cần phải thống nhất với AVG và đảm bảo tính kế thừa, toàn vẹn của hợp đồng đã ký.

Đối với đề xuất của VFF về việc chuyển giao việc thực hiện hợp đồng cho VPF, AVG khẳng định: AVG chỉ xem xét việc thay đổi liên quan đến hợp đồng và đàm phán với VFF một khi VFF cam kết và đảm bảo VFF vẫn là đơn vị nắm quyền sở hữu bản quyền truyền hình như đã được quy định trong Điều lệ VFF và hợp đồng đã ký giữa AVG và VFF, đồng thời VFF vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm. AVG yêu cầu VFF và bên liên quan (VPF) tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng, không được hủy ngang bất cứ nội dung và vì lý do gì.

Chỉ sau khi AVG và VFF nhất trí bằng thỏa thuận bằng văn bản về việc VPF tiếp nhận một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, VPF mới được tham gia thực hiện đàm phá nội dung có liên quan đến hợp đồng đã ký. Các thỏa thuận của VFF với VPF có liên quan đến hợp đồng đã ký với AVG cần được cung cấp dự thảo bởi VFF cho AVG, trước khi VFF tiến hành ký kết và văn bản chính thức liên quan. VPF phải tôn trọng cam kết và thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG, đặc biệt là phần nhận lại để thực hiện các quyền lợi đôi bên. Nếu VFF đơn phương đàm phán, chuyển giao hợp đồng đã ký với AVG cho VPF trước khi nhận được sự đồng ý của AVG, AVG sẽ thực hiện các biện pháp để bảo về quyền lợi hợp pháp của mình.

Với tuyên bố cứng rắn của AVG, xem như VPF chưa có “cửa” đàm phán lại hợp đồng bản quyền truyền hình. Và điều này cũng đồng nghĩa, cuộc chiến bản quyền truyền hình cho mùa bóng 2012 còn chưa đến hồi kết, thậm chí có thể biến thành cuộc chiến pháp lý dài dài…

Yến Nhi

Tin cùng chuyên mục