Thương mại điện tử lẫn lộn “tối - sáng” ​

Lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển mạnh và khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị như TPHCM. Tuy nhiên, hiện trên thị trường online cũng xuất hiện không ít hàng gian, hàng giả, hàng gian lận thương mại.
Lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển mạnh và khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị như TPHCM. Hàng hóa kinh doanh online không giới hạn ở hàng tiêu dùng, thời trang, điện tử - điện máy... mà ngày càng xuất hiện nhiều ngành hàng mới như thực phẩm sạch, đặc sản vùng miền... Điều này mang đến sự tiện lợi cho nhiều cư dân thành thị khi tiết kiệm được thời gian mua sắm, cơ hội “săn” hàng khuyến mãi hay mua nhiều hàng đồng giá… Tuy nhiên, hiện trên thị trường online cũng xuất hiện không ít hàng gian, hàng giả, hàng gian lận thương mại.
Đã không ít người mua phải hàng dỏm, nhận hàng không đúng như cam kết, do đó các chuyên gia cảnh báo người mua nên hết sức thận trọng mỗi khi giao dịch online để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Đặc biệt, thực tế phổ biến hiện nay là hầu hết các đơn hàng thông qua các kênh bán hàng online, trang mạng xã hội, người mua và người bán giao dịch với phương châm “tin nhau là chủ yếu”, chỉ khi hàng giao đến nơi thì may ra người mua mới kiểm tra được sản phẩm trong đơn hàng của mình. 
Thương mại điện tử lẫn lộn “tối - sáng” ​ ảnh 1 Kênh bán hàng online thường giảm giá “sốc” để thu hút khách hàng
Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử hiện nay rất phức tạp, còn tâm lý người tiêu dùng là mua sắm online phải giá rẻ, ông Phạm Văn Trọng, Giám đốc Dự án thương mại điện tử Vuivui.com, cho hay cần làm sao để cải thiện “bộ mặt xấu” của thị trường thương mại điện tử và xây dựng những thương hiệu bán hàng uy tín, phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Bởi thị trường thương mại điện tử cũng tương tự thị trường truyền thống, nếu hàng gian, hàng giả và hàng kém chất lượng... kinh doanh tràn lan thì thiệt hại trước mắt là người tiêu dùng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết ngành thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh, nhưng quy mô không lớn và ai cũng tham gia được. Thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử hiện nay là vấn đề pháp lý, do tại Việt Nam chưa có những hướng dẫn cụ thể quy định về các hoạt động thương mại điện tử, nên chưa có cơ sở để xác định mô hình hoạt động và phương hướng quản lý đối với các mô hình này. Trong thời gian tới, khi hành lang pháp lý được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát và tạo môi trường thuận lợi hơn cho ngành thương mại điện tử phát triển.
Ghi nhận thị trường cho thấy, trào lưu mua bán online không còn xa lạ với người tiêu dùng và ngày càng trở thành kênh kinh doanh “hái” ra tiền mà bất cứ ai cũng có thể tham gia, từ những đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, đến những người cần thêm nghề tay trái để tăng thu nhập hàng tháng.
Song song với việc chủ động đa dạng chủng loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng, điện tử - điện máy, thời trang, thực phẩm sạch, đặc sản vùng miền... để hút khách hàng, hầu hết các trang bán hàng online đều thường xuyên tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn. Chỉ cần một cái click chuột vào các trang thương mại điện tử phổ biến như Sendo.vn, Lazada.vn, Zalora.vn, Hotdeal, Tiki.vn, Chodientu... có thể dễ dàng thấy ngay ở giao diện chính luôn chạy các chương trình khuyến mãi, giảm giá lên đến 49%. Khi hoạt động khuyến mãi, giảm giá không còn tạo sức hút như trước đây, các trang thương mại điện tử lập tức đổi mới phương thức kích cầu tiêu dùng thông qua khuyến mãi đồng giá, hay giảm giá sốc vào thời điểm nhất định cho một ngành hàng...
Anh Huỳnh Quốc Việt, cư ngụ tại quận Thủ Đức, cho biết vì không có thời gian mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng nên anh thường tham khảo các chủng loại hàng hóa và giá cả qua kênh mua sắm trực tuyến online. “Qua các trang thương mại điện tử, tôi thấy có nhiều mức ưu đãi tốt nên chọn mua để tiết kiệm thời gian và chi phí”, anh Huỳnh Quốc Việt tâm sự.
Tuy nhiên, khi mua sắm online, bí quyết là cần chọn lựa trang thương mại điện tử uy tín và có chính sách giao nhận hàng hóa, đổi trả sản phẩm tốt, nếu không sẽ “tiền mất tật mang”.
Hiện nay, tỷ lệ người sử dụng internet chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam, nên ngành thương mại điện tử có nhiều tiềm năng phát triển thuận lợi tại thị trường nước ta. PGS-TS Hoàng Thị Phương Thảo, Trường Đại học Mở TPHCM, cho biết với những tiện ích dễ dàng giao dịch, thanh toán, tiết kiệm thời gian nên ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa mua sắm online trong đời sống hiện nay. Mặt khác, từ việc nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, sức mạnh của thương mại điện tử và mạng xã hội, các đơn vị kinh doanh online tận dụng những thế mạnh công nghệ để giới thiệu sản phẩm

Tin cùng chuyên mục