Tiến sĩ Trần Du Lịch: Cần luật hóa về chính quyền đô thị

Xây dựng chính quyền đô thị đã được TPHCM nghiên cứu từ nhiều năm nay. Trước nhiều bất cập hiện tại trong tổ chức quản lý đô thị, không ít người đã kỳ vọng sẽ được giải quyết rốt ráo khi mô hình chính quyền đô thị được triển khai thực hiện. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã trao đổi với Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - người đã tham gia nghiên cứu, xây dựng đề án chính quyền đô thị TPHCM từ năm 2006.* Phóng viên:
Tiến sĩ Trần Du Lịch: Cần luật hóa về chính quyền đô thị

Xây dựng chính quyền đô thị đã được TPHCM nghiên cứu từ nhiều năm nay. Trước nhiều bất cập hiện tại trong tổ chức quản lý đô thị, không ít người đã kỳ vọng sẽ được giải quyết rốt ráo khi mô hình chính quyền đô thị được triển khai thực hiện. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã trao đổi với Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - người đã tham gia nghiên cứu, xây dựng đề án chính quyền đô thị TPHCM từ năm 2006.

* Phóng viên:
Thưa ông, tại sao đề án mô hình chính quyền đô thị của TPHCM chưa được triển khai thực hiện?

* TS Trần Du Lịch: Vào thời điểm năm 2006, đề án này mới được trình đến Bộ Nội vụ rồi dừng lại, vì bị ràng buộc bởi quá nhiều khung pháp lý cao hơn, trong đó có Hiến pháp và các luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước. Hiện nay, TPHCM vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án chính quyền đô thị. Tuy nhiên, theo tôi, để đề án này có thể triển khai thực hiện phải chờ sửa xong Hiến pháp và trong Hiến pháp mới phải làm rõ được mô hình chính quyền địa phương. Trong chính quyền địa phương sẽ có loại chính quyền đô thị. Sau Hiến pháp phải có luật về chính quyền địa phương và trong luật này phải có một chương nói riêng về chính quyền đô thị khác với nông thôn về chức năng, nhiệm vụ ra sao… Một khi hoàn tất những thủ tục mang tính pháp lý này, đề án chính quyền đô thị của TPHCM mới có thể được nghiên cứu đầy đủ hơn và triển khai thực hiện.

Một góc đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 TPHCM. Ảnh: ĐÀI TRANG

Một góc đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 TPHCM. Ảnh: ĐÀI TRANG

* Đề án chính quyền đô thị của TPHCM được kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập gì trong quản lý đô thị hiện nay của TP?

* Có nhiều kỳ vọng được gửi gắm trong đề án chính quyền đô thị của TPHCM. Tuy nhiên, trong đó, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề sau. Trong đề án xây dựng chính quyền đô thị, xây dựng thí điểm vào lúc bấy giờ, TP dự định với 12 quận nội thành cũ vừa đủ quy mô cho một đô thị lớn với khoảng 4 - 5 triệu dân. Việc phát triển thêm sẽ được gom lại, được tổ chức như các đô thị vệ tinh với quy mô nhỏ hơn so với đô thị chính. Điều này trước hết giải quyết được tình trạng phát triển đô thị như vết dầu loang, thiếu cơ sở hạ tầng và gây ô nhiễm môi trường. TPHCM đề xuất 4 đô thị vệ tinh ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và lấy ranh giới tự nhiên của các con sông để phân chia. Đô thị Nam sẽ lấy từ huyện Nhà Bè, quận 7 và một phần quận 8 đến khu vực Kênh Tẻ giao với sông Sài Gòn. Đô thị Đông lấy quận Thủ Đức cũ với ranh giới là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Đô thị Bắc lấy quận 12 và một phần Hóc Môn. Đô thị Tây lấy một phần của huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Đây là những đô thị độc lập trực thuộc TPHCM với tổng diện tích 2.000km2.

Như vậy, TPHCM vừa quản lý đô thị vừa quản lý địa bàn TP. Thực chất có thể coi cả thành phố như một tỉnh mà trong đó mô hình tổ chức chính quyền TP cũ trực tiếp quản lý khu đô thị cũ và các địa bàn nông thôn, còn các đô thị mới hình thành thì chính quyền đô thị (mới) của TP gián tiếp quản lý thông qua các quy định vì các đô thị này có bộ máy riêng và được quyền tự chủ. Về lâu dài, TPHCM vẫn là TP song vẫn có địa bàn nông thôn rộng lớn, không đô thị hóa được, tạo điều kiện cho TP phát triển cân đối, hài hòa, bền vững với thiên nhiên.

* Sự hình thành của 4 đô thị vệ tinh với cơ chế tự chủ và chính quyền đô thị (mới) của TP quản lý 4 đô thị này thông qua các quy định có làm cho TPHCM bị… phân rã?

* Xu hướng chung hiện nay của thế giới là chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị nói riêng đều hướng tới một cơ chế tự quản trên nhiều lĩnh vực. Tất nhiên, cơ chế này không được xâm phạm lợi ích quốc gia. Tự quản là nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với một đô thị nhằm giúp đô thị phát triển phù hợp với lợi ích cộng đồng tại địa phương. Thế nhưng, không gian đô thị phải là phúc lợi chung của đô thị, do đó TPHCM vẫn thống nhất quản lý cả 4 đô thị vệ tinh này.

Hơn nữa, theo mô hình chính quyền đô thị của TP, TPHCM sẽ có cấp chính quyền chung cho cả TP, cấp chính quyền đô thị ở các TP trực thuộc và cấp chính quyền xã ở nông thôn. Như vậy, TPHCM sẽ có mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: ở đô thị và xã. Riêng ở 12 quận nội thành cũ chỉ có một cấp là cấp TP trực tiếp. Cách quản lý của bộ máy này là theo kiểu cánh tay nối dài, công chức TP của các quận cũ sẽ “nối” xuống tới các phường. Sẽ không có công chức phường, quận mà chỉ có các công chức TP “nối dài”. Với mô hình này, TPHCM vẫn đảm bảo thống nhất trong một không gian chung.

"Mô hình hoạt động của nhiều sở hiện nay là vừa đề xuất chính sách vừa thực thi… Việc này vừa tạo sự quá tải cho các sở, đồng thời vừa dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Theo mô hình chính quyền đô thị mà TPHCM đang nghiên cứu, xây dựng, UBND TPHCM sẽ tổ chức lại một số ban tham mưu. Ban này sẽ là nơi ban hành chính sách, còn các sở chỉ là nơi thực thi chính sách. Tách bạch 2 nhiệm vụ này sẽ là cơ hội để bộ máy vận hành hợp lý hơn và cán bộ có cơ hội hoạt động chuyên sâu hơn"

Tiến sĩ Trần Du Lịch

NGUYỄN KHOA

Tin cùng chuyên mục