Xe bị lỗi kỹ thuật

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trách nhiệm thuộc về ai?
Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 1
Chiếc Tundra của Toyota bị lỗi kỹ thuật.

Năm 2007 với tổng số thu hồi xe gần bằng số lượng xe được sản xuất trong năm. Những lý do thu hồi xe thì vô hình vạn trạng, từ những dòng xe hạng thường cho đến những dòng xe thuộc hạng đắt tiền. Tom Libby – giám đốc cấp cao chuyên phân tích ngành công nghệ giải trí thuộc Dịch vụ Thông tin tiếp thị toàn cầu J.D. Power & Associates tại Michigan cho biết: “Hầu như trong năm nay, đọc bài báo nào cũng có ít nhất 1 tin triệu hồi xe”. Giải pháp nào đưa ra để chuyện không còn là “chuyện biết rồi, khổ lắm nói mãi...”…

Tháng 8-2007, tập đoàn Ford thông báo triệu hồi 3,6 triệu chiếc, hầu như là dòng xe tải sản xuất thập kỷ 90, do gặp trục trặc ở nút kiểm soát tốc độ. Hãng Volkswagen của Đức cũng phát lệnh triệu hồi hơn 1 triệu chiếc Beetle mẫu mới, sản xuất năm 2001-2007 để sửa lại bộ phận thắng. Còn hãng Toyota của Nhật đang hăm he vượt qua General Motors (GM) để đoạt ngôi vị bá chủ thì triệu hồi với con số cũng không nhỏ 533.124 chiếc Sequoia 2004-2007 và Tundra 2004-2006 do lỗi ở trục truyền động phía sau có thể bị rời ra.

Ghi nhận từ cơ quan chức năng, những năm gần đây, hiếm có hãng xe nào trên thế giới không phát lệnh triệu hồi xe. Thậm chí cả những chiếc thuộc hạng đắt tiền cũng bị triệu hồi, chẳng hạn như đầu năm nay, hãng Ferrari đã triệu hồi 216 chiếc coupe F430 năm 2005 và 2006, cùng xe 2 bánh do gặp trục trặc tại bộ phận bơm của khớp ly hợp.

Thế tại sao lại có quá nhiều hãng thu hồi xe trong khi chất lượng xe mỗi năm tăng đáng kể? Có thể giải thích một phần như sau, đó là bởi vì các nhà sản xuất ô tô ngày nay sử dụng và chia sẻ các bộ phận xe với nhau, nhằm làm tăng cơ hội hoàn mỹ cho các bộ phận hợp thành để làm giảm rủi ro thất bại của những mẫu. Và kết quả tất nhiên, nếu một bộ phận kỹ thuật nào của bất kỳ xe nào của bất kỳ hãng nào có vấn đề thì cũng chính bộ phận kỹ thuật đó của xe khác cũng sẽ gặp trục trặc.

Tháng 3, Ford triệu lệnh thu hồi 109.664 chiếc Crown Victoria mẫu 2003, 2004 và 2005 dành cho lực lượng cảnh sát, do phát hiện ra có thể bánh xe bị nứt tại mối hàn. Năm 2002, Ford đã triệu lệnh thu hồi vì lý do cũng như trên. Vết rạn nứt này có thể làm xì hơi bánh lốp, có thể ảnh hưởng tầm kiểm soát xe, tăng rủi ro đụng độ.

Trước đó, Viện An toàn Giao thông quốc gia Mỹ nhận được khoảng 20 lời than phiền về hệ thống bánh lái từ mẫu năm 2003-2005. Và đầu năm nay, hãng lại cũng triệu hồi xe vì lý do này với mẫu 2003, rõ ràng là hãng vẫn chưa giải quyết được vấn đề này. Vào năm 2003, nhân viên cảnh sát tiểu bang Colorado than phiền rằng vành bánh xe trên chiếc Crown Victoria bị nứt mặc dù anh chỉ điều khiển xe ở tốc độ 20km/h.

Năm 2000, bánh lốp mẫu Ford Explorer bị rạn nứt làm 50 người bị thương và 25 nạn nhân tử vong, Viện cho biết. Sau đó, vào năm 2001, Viện ra lệnh cho hãng Firestone Wilderstone AT, công ty sản xuất bánh lốp của chiếc Ford Explorer cho Ford sửa lại bánh lốp cho xe an toàn. Dường như cho dù sau khi có tai nạn thật sự xảy ra, Viện cũng không buộc tội hãng nào, mà chỉ đề nghị hãng phát lệnh thu hồi và sửa chữa lại mà thôi.

Đến nay, ít khi nào Viện buộc hãng nào thu hồi, mà tự các hãng khởi xướng chiến dịch thu hồi trước khi Viện đưa ra yêu cầu.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nên hay không khi đưa ra một mức hình phạt cụ thể để buộc các hãng phải chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh sản xuất bất cẩn của mình đối với các xe lỗi kỹ thuật. Nếu làm nghiêm việc này nó không chỉ giúp các hãng nhìn nhận lại chính mình mà còn giúp bảo toàn tánh mạng cho người tiêu dùng.


NGUYỄN TRỌNG

Tin cùng chuyên mục