Trạm thu phí An Sương - An Lạc thu đến năm 2033 là đúng luật

Từ ngày 7-1 đến nay, tình trạng gây rối tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc tái diễn. Trước tình hình trên, Công ty IDICO-1DI buộc phải xả trạm nhằm tránh gây ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Trạm thu phí An Sương - An Lạc thu đến năm 2033 là đúng luật
Nội dung

Chiều 18-1, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM Nguyễn Văn Tám cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 1171/ƯBND-ĐT ngày 17 - 12 - 2018 và báo cáo tình hình an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc và Đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 11 -1-2019 của nhà đầu tư - Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (IDICO-IDI), Sở Giao thông Vận tải TP đã có văn bản Số: 494 /SGTVT-KH báo cáo UBND TP về chủ trương thu phí tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc và  tình hình an ninh trật tự và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thông tin về chủ trương thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc tình hình an ninh trật tự và chủ trương thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc.\

Theo đó, từ chiều ngày 3 đến ngày 6-12-2018 có một số đối tượng điều khiến phương tiện ô tô vào làn thu phí, dừng xe tại làn thu phí, không mua vé qua trạm và viện dẫn một văn bản có nội dung: "... Theo hợp đồng giữa Bộ Giao thông Vận tải với Công ty IDICO-IDI cho thấy thời gian bắt đầu thu phí của trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc từ tháng 4-2004, thời gian thu phí kẻo dài 145 tháng, đến nay thời hạn thu phí đã quá 31 tháng và yêu cầu đơn vị đầu tư phải bỏ trạm thu phí....”.

Từ thời điếm đó đến ngày 11-12-2018 thỉnh thoảng tại trạm thu phí vẫn xuất hiện từ 2 đến 4 xe qua trạm nhưng không mua vé vẫn với lý do như trên và cố ý gây rối.

Để đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí, Công ty IDICO-IDI đã thông tin, cung cấp các pháp lý liên quan thời gian thu phí và thời điểm kết thúc thu phí của dự án; tăng cường công tác tuyên truyền giải thích đối với các lái xe khi qua trạm thu phí và người dân trong khu vực trạm thu phí. Sở GTVT TP phối hợp với Công an TP, UBND quận Bình Tân, CSGT, thanh tra bố trí lực lượng theo dõi, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật. Sau khoảng gần một tháng tình hình ổn định bình thường, tuy nhiên hiện tại lại tái diễn cảnh gây rối. 

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc (dự án BOT An Sương - An Lạc) được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT đã và đang thực hiện với 2 thời kỳ gồm:  Thời kỳ 1 - Bộ GTVT làm chủ đầu tư từ năm 2000 đến năm 2010 với quy mô đầu tư dài 13.68 km, mặt cắt ngang 36,2m (6 làn xe cơ giới rộng 3,5m, 2 làn xe thô sơ rộng 2,8m, dải phân cách l,6m, vỉa hè 4m mỗi bên). 4 nút giao gồm Thuận Kiều, Bà Quẹo, Bà Hom và Bình Chánh. Giai đoạn 1 nút giao bằng có bố trí đảo dẫn hướng, đảo phân luồng và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu; giai đoạn 2 nút giao khác mức. Dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 31-12-2004 và bắt đầu thu phí hoàn vốn từ ngày 2-1-2005 với thời gian thu phí 145 tháng, kết thúc thu phí ngày 31-1-2017.

Thời kỳ 2 - chuyển giao UBND TP quản lý từ năm 2010 đến nay. Do đoạn tuyến Quốc lộ 1 từ An Sương đến An lạc đang được nhà đầu tư khai thác, thu phí và thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an toàn giao thông thông suốt theo Hợp đồng BOT đã ký kết với Bộ GTVT, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý được đồng bộ, UBND TP và Bộ GTVT kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển giao Hợp đồng BOT đã ký kết từ Bộ GTVT về UBND TP.

Sau khi Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc được đầu tư mở rộng, lưu lượng các phương tiện giao thông trên tuyến ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến tại các nút giao nhất là tại các nút giao với các đường hướng tâm có nhiều phương tiện lưu thông. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao thông này là cấp thiết nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút giao, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông thuận lợi, thông suốt, an toàn, tiết kiệm thời gian, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP và khu vực trọng điểm phía Nam.

Việc đầu tư bổ sung các hạng mục cầu vượt vào dự án nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả và đồng bộ với dự án, phù hợp với quy định pháp luật liên quan đến điều chỉnh dự án. Do vậy, UBND TP và nhà đầu tư đã đàm phán, đầu tư xây dựng bổ sung vào dụ- án BOT An Sương - An Lạc các công trình cầu vượt tại giao cắt Quốc lộ 1 với Tỉnh lộ 10B (đường Trần Văn Giàu), Tỉnh lộ 10, Hương lộ 2, đường Lê Trọng Tấn - đường Nguyễn Thị Tú (nút giao Gò Mây). Các công trình đầu tư bổ sung vào dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và có Kết luận thanh tra số 1423/KL- TTCP ngày 6-6-2017 về thu phí theo Hợp đồng dự án BOT An Sương - An Lạc. Thời gian thu phí theo Hợp đồng ký với Bộ GTVT là 145 tháng và các phụ lục hợp đồng ký với UBND TP đến hết tháng 1-2033.

Theo dự án được duyệt và phương án thu phí hoàn vốn đầu tư, các phương tiện xe cơ giới lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc phải trả phí theo nguyên tắc trả 1 lần cho một lượt đi. Việc đầu tư, quản lý, khai thác các hạng mục bổ sung (nút giao khác mức) được gắn liền trong tổng thể dự án BOT An Sương - An Lạc với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt trên Quôc lộ 1 (bao gồm cả nút giao) do cùng trong một mặt bằng xây dựng, quản lý, khai thác công trình BOT và không thể đặt thêm trạm thu phí riêng cho các hạng mục công trình này. Vì vậy, trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc đã được xác lập để thu phí hoàn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và xây dựng các nút giao trên tuyến đoạn An Sương - An Lạc là phù hợp theo quy định của pháp luật. Thời gian thu phí chính thức sẽ được xác định cụ thể căn cứ vào giá trị quyết toán xây dựng công trình, doanh thu thu phí thực tế.

Từ các căn cứ nêu trên, Sở GTVT TP có thể khẳng định, một số lái xe cho rằng thời gian thu phí tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc đến nay đã hết và đề nghị nhà đầu tư phải bỏ trạm thu phí là không có cơ sở, chưa tuân thủ quy định pháp luật.

Tin cùng chuyên mục