Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người.

Chiều 25-7, Ban Chi huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, 100% tàu thuyền trên địa bàn đã được Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương ven biển trên địa bàn kêu gọi vào bờ và neo đậu an toàn. 
100% tàu thuyền của ngư dân Thừa Thiên – Huế đã vào bờ tránh bão số 4.
100% tàu thuyền của ngư dân Thừa Thiên – Huế đã vào bờ tránh bão số 4.

Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó với bão số 4

Trong đó, 684 phương tiện neo đậu tại địa phương, 3 phương tiện của thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang vào neo đậu tại Đà Nẵng; 1 phương tiện ở Phú Thuận vào cửa Gianh (Quảng Bình), tổng số có 39 lao động trên các phương tiện này.

Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 1 Ngư dân neo đậu tàu thuyền chắc chắn trước khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền.
 Bên cạnh đó, địa phương cũng nên kế hoạch sơ tán dân khi có bão lụt, lũ quét và sạt lở đất trên 29.000 hộ/112.309 nhân khẩu.

Sáng cùng ngày, do ảnh hưởng bão số 4, trên dịa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có mưa lớn làm một số tuyến đường bị ngập từ 0,2-0,4m.

Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 2 Nhiều tuyến đường tại TP Huế bị ngập gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Ở những tuyến có dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế đang thi công, người dân đi lại khó khăn với nhiều phương tiện bị chết máy; nước, bùn đất tràn vào nhà dân. Các đội thi công của nhà thầu Viwaseen 2 đã đến điểm thi công ở đường Dương Văn An, TP Huế để nạo vét cống thoát nước cũ, đồng thời đổ đất để chặn các đầu khung rào chắn tránh bị sập.

Các nhà thầu khác như Công ty UDIC, Công ty Hải Thành cũng cử người đến công trình để có các biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn và khơi thông dòng chảy.

Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 3 Phương tiện của đơn vị thi công dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế đi nạo vét công thoát nước tại TP Huế.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế cho hay, đã chỉ đạo tất cả các đơn vị thi công, nhà thầu tiến hành rào chắn, gia cố lại các điểm đã rào để tránh mưa bão làm rơi các tấm chắn ra đường gây nguy hiểm cho người đi đường, đồng thời nạo vét, khơi thông các điểm bị tắc nghẽn để đẩy nhanh quá trình thoát nước.

* Chiều 25-7, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, hơn 2.000 tàu thuyền của địa phương với gần 7.000 lao động đánh bắt ngoài biển đã được kêu gọi vào bờ. Đồng thời, địa phương còn kêu gọi 59 tàu thuyền với 402 thuyền viên của tỉnh bạn đang hoạt động ngoài khơi vào đất liền Quảng Trị trú, tránh an toàn.

Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 4 Nhiều phương tiện của ngư dân các tỉnh bạn đến Quảng Trị neo đậu tránh bão
 Về công tác sơ tán dân, đã xây dựng kế hoạch sơ tán 3.881 hộ/7.710 người dân trên địa bàn các xã xung yếu của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng; riêng đối với huyện đảo Cồn Cỏ, nếu bão đổ bộ trực tiếp thì phải sơ tán toàn bộ số người có trên đảo vào các vị trí trú ẩn an toàn.

Công việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi neo đậu, sơ tán dân được thực hiện nghiêm túc và hoàn thành vào lúc 13 giờ ngày 25-7. Bên cạnh đó, xây dựng phương án hộ đê ở những tuyến đê xung yếu, có quy trình điều tiết các cống tiêu, trục tiêu hợp lý, tránh xảy ra ngập úng khi có mưa lớn nhằm bảo vệ 22.000 ha lúa đang giai đoạn làm đồng.

 
Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 5 Ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị gánh thuyền đi tránh bão. 
  Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng trực tiếp đến các vùng biển tại huyện Gio Linh và khu neo đậu tàu cá và Cảng Cửa Việt kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Trong đó, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 4 gây ra, ông Nguyễn Văn Hùng đề nghị các lực lượng tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các chủ tàu thuyền thực hiện neo đậu chắc chắn để tránh trôi dạt, va đập, không để thiệt hại về người và tài sản. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tàu thuyền các tỉnh khác neo đậu. Cùng với đó, tại các vùng ven biển, công tác chằng chống nhà cửa cần tiến hành gấp rút triển khai và hoàn thành trước khi bão số 4 đổ bộ vào chiều tối 25-7. Hiện các hồ đập trên địa bàn Quảng Trị hiện mực nước chỉ mới đạt 50 đến 65% dung tích thiết kế nên chưa đáng lo ngại.
Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 6 Thu dọn ngư cụ tránh bão
 Trong khi đó, tại cuộc họp triển khai các biện pháp khẩn cấp đối phó với bão số 4, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị lực lượng Công an, Quân đội triển khai tích cực các biện pháp sẵn sàng ứng phó, đặc biệt đối với công tác cứu hộ, cứu nạn. Ngành Khí tượng thủy văn đặc biệt coi trọng công tác dự báo. Các đơn vị quản lý các hồ đập nếu xả lũ phải có thông báo theo quy trình. Các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo tại các nơi xung yếu, tùy tình hình, diễn biến thực tế để di dời dân. Mọi công việc phải hoàn thành trước 13 giờ ngày 25-7.
Tránh bão số 4, Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch di dời 112.000 người. ảnh 7 Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (bìa trái) chỉ đạo công tác sơ tán dân tại Khu Du lịch bãi tắm Cửa Tùng
Cùng ngày, ông Nguyễn Đức Chính, cùng lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị đi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại Khu du lịch bãi tắm Cửa Việt, Khu du lịch bãi tắm Cửa Tùng, Khu neo đậu tàu thuyền Cửa Tùng, Khu neo đậu tàu thuyền xã Trung Giang huyện Gio Linh. Nhìn chung, chính quyền địa phương đã kịp thời chỉ đạo, kêu gọi các tàu thuyền vào nơi neo đậu, trú tránh an toàn. Công tác di dân được tiến hành khẩn trương. Ông Nguyễn Đức Chính yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm công điện của UBND tỉnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

Tin cùng chuyên mục