Bệnh vàng da trẻ sơ sinh - Chữa bằng công nghệ chiếu đèn, giá rẻ

Vàng da sơ sinh (VDSS) là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân hoặc trẻ sinh non tháng, nhưng những trẻ đủ cân đủ tháng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Điều trị bệnh vàng da trẻ sơ sinh thường dùng công nghệ chiếu đèn. Gần đây, bác sĩ Ngô Minh Xuân và nhóm cộng sự Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ TPHCM đã chế tạo thành công giường chiếu đèn trị bệnh VDSS, có giá thành rất rẻ so với đèn nhập khẩu nước ngoài.
Bệnh vàng da trẻ sơ sinh - Chữa bằng công nghệ chiếu đèn, giá rẻ

Vàng da sơ sinh (VDSS) là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân hoặc trẻ sinh non tháng, nhưng những trẻ đủ cân đủ tháng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Điều trị bệnh vàng da trẻ sơ sinh thường dùng công nghệ chiếu đèn. Gần đây, bác sĩ Ngô Minh Xuân và nhóm cộng sự Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ TPHCM đã chế tạo thành công giường chiếu đèn trị bệnh VDSS, có giá thành rất rẻ so với đèn nhập khẩu nước ngoài.

  • 6.000 trẻ sơ sinh bị VDSS/năm

Bác sĩ Ngô Minh Xuân cho biết, trung bình mỗi năm Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận và điều trị bệnh VDSS cho 4.000 trẻ sơ sinh. Riêng trong năm 2008, số trẻ sơ sinh bị các bệnh vàng da lên đến 6.000 em.

VDSS là loại bệnh do tăng bilirubin gián tiếp trong máu, rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Việc điều trị bệnh này có thể dùng thuốc, ánh sáng liệu pháp hoặc thay máu. Trong đó, chiếu đèn là phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản và kinh tế nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện, xử lý sớm sẽ khiến trẻ bị biến chứng “vàng da nhân” và dẫn đến tử vong do nhiễm độc thần kinh, hoặc sống được thì cũng bị di chứng nặng nề do bại não suốt đời.

Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da đang được chữa trị bằng phương pháp chiếu đèn Photobed tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM.

Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da đang được chữa trị bằng phương pháp chiếu đèn Photobed tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM.

Trên thực tế, hiện có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da khi được chuyển đến khoa sơ sinh các bệnh viện lớn đã trong tình trạng bệnh chuyển biến nặng. Nguyên nhân chính là do các bệnh viện tuyến dưới chưa đủ kinh phí để đầu tư trang bị đầy đủ các giàn đèn nhằm điều trị sớm và hiệu quả đối với bệnh VDSS.

Trung bình, một giàn đèn chiếu chữa bệnh VDSS mua của nước ngoài khoảng 4.000 – 4.500 USD. Xuất phát từ thực tế đó, bác sĩ Ngô Minh Xuân đã nghiên cứu và chế tạo thành công đèn chiếu chữa bệnh VDSS nhưng với giá thành rẻ hơn rất nhiều lần.

  • Hiệu quả “ngoại”, giá thành “nội”

Bác sĩ Xuân cho biết thêm, từ năm 1997 – 2002, nhóm nghiên cứu đã thiết kế chế tạo và thử nghiệm lâm sàng thành công giàn đèn Compact TD ánh sáng xanh dương một mặt. Tiếp đó, giai đoạn từ năm 2002 – 2005, loại đèn này tiếp tục cải tạo thành giàn đèn ánh sáng xanh dương Compact TD hai mặt, giúp điều trị thành công trường hợp VDSS nặng trước khi có chỉ định thay máu.

Không dừng lại đó, đến năm 2008, nhóm tiếp tục nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công giàn đèn Photobed TD hai mặt. Ưu điểm của loại giàn đèn này so với tất cả các loại giàn đèn trước đây là có thiết kế cực kỳ đơn giản, nhỏ gọn vừa trong một chiếc nôi dành cho em bé nên rất tiện dụng, thậm chí có thể đặt sử dụng chiếu đèn ngay tại giường các bà mẹ. Loại giàn đèn này chỉ cần 2 bóng đèn DS 9w/71 ở mặt dưới nôi và một bóng DS 18w/71 ở mặt trên.

Bệnh viện Từ Dũ cũng đã chọn ngẫu nhiên một số trẻ sơ sinh đủ tháng bị VDSS nhập viện, sau đó các trẻ em này được cởi trần, che mắt, nằm trong nôi của giàn đèn. Mặt dưới nôi được thiết kế tấm mica dày 10mm, cách đèn chiếu phía trên khoảng 35cm và đèn dưới 0,5cm. Kết quả sau 29,4 giờ chiếu cho thấy, giàn đèn Photobed hai mặt sử dụng ánh sáng xanh dương có thể giảm tốc độ tăng bilirubin gián tiếp trong máu trẻ bị VDSS.

Đặc biệt tỷ lệ rọi thành công trong nghiên cứu là 100% mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào gây nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, trường hợp hạ thấp khoảng cách từ nguồn sáng đến da trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn cho da.

Điều đáng nói, hiệu quả điều trị bệnh VDSS của giàn đèn trên ưu việt không kém loại đèn ngoại nhập, nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều, khoảng 250 USD/giàn đèn. Giàn đèn này cũng có tuổi thọ cao và hoàn toàn chế tạo được trong nước.

Có thể nói, sáng tạo trên của bác sĩ Ngô Minh Xuân và nhóm cộng sự đã góp sức đáng kể trong việc hoàn thiện hơn trang thiết bị cho cơ sở y tế tuyến dưới. Hiện đã có hơn 20 giàn đèn Photobed được sản xuất và đưa vào ứng dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM.

Trong thời gian không xa nữa, các trẻ em bị VDSS tại TPHCM và các tỉnh thành trong cả nước sẽ có điều kiện được điều trị bệnh VDSS bằng công nghệ chiếu đèn Photobed, từ đó tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra. 

ÁI VÂN

Tin cùng chuyên mục