Trường hợp nào được giám định lại vết thương?

Vết thương được coi là còn sót nếu giấy chứng nhận bị thương và biên bản các lần giám định y khoa trước đây không thể hiện có vết thương này, nhưng nay qua chụp, chiếu mới phát hiện. 
Tôi nhập ngũ tháng 6-1966, phục viên tháng 1-1977. Tôi đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba. Tôi bị thương hồi tháng 10-1969, đến tháng 11-1976 tôi giám định tỷ lệ thương tật là 11%. Hiện nay vẫn còn bị 1 viên bi của trái mìn găm trên mắt cá chân trái, chưa lấy ra được. Từ khi tôi bị thương đến nay (48 năm), vết thương cũ thường tái phát gây tê và đau nhức, chân trái đi lại rất khó khăn. Tôi có đủ điều kiện để được đề nghị tái giám định lại tỷ lệ thương tật không? Ông SĨ HÙNG (49shung@gmail.com)
Ông LÊ MINH TẤN, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 30 Nghị định 31/2013, người đã được khám, giám định suy giảm khả năng lao động do thương tật có tỷ lệ dưới 21%, nếu còn sót vết thương chưa được giám định, thì được khám, giám định vết thương còn sót.
Vết thương được coi là còn sót nếu giấy chứng nhận bị thương và biên bản các lần giám định y khoa trước đây không thể hiện có vết thương này, nhưng nay qua chụp, chiếu mới phát hiện. Trong trường hợp người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 21% không có vết thương còn sót (giấy chứng nhận bị thương và biên bản giám định y khoa trước đây đã ghi nhận vết thương này) thì không thuộc đối tượng được khám giám định lại.

Tin cùng chuyên mục