Ứng dụng công nghệ Laser scanner quản lý xây dựng

Việc ứng dụng công nghệ laser scanner trong ngành xây dựng hiện nay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân, việc áp dụng công nghệ này còn hạn chế.
Ứng dụng công nghệ Laser scanner quản lý xây dựng

Nói một cách dễ hiểu, việc khảo sát địa hình hiện trạng của một khu vực, từ trước đến nay chỉ đơn thuần là đo các điểm rời rạc và sau đó xây dựng bản đồ dạng 2 chiều. Thế nhưng, với thiết bị quét laser (laser scanner) cho phép quét toàn bộ địa hình và các công trình hiện hữu trên một khu vực. Thiết bị quét này khi được gắn với thiết bị bay Stormbee (bay lên trời chụp xuống) sẽ có điều kiện quét ở một phạm vi rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều mà việc đặt quét trên mặt đất không khả thi hoặc thiếu hiệu quả.  Dữ liệu quét thu được sẽ là hàng tỷ tỷ điểm ở dạng đám mây điểm (point cloud) là dữ liệu số có đầy đủ thuộc tính về toạ độ, độ cao... trên tất cả bề mặt địa hình, công trình…với góc quét 360 độ và với sai số chỉ 1mm so với thực tế. Dữ liệu này cho phép kết nối với các phần mềm ứng dụng vẽ, đồ hoạ… cho ra các bản vẽ ba chiều.

Ứng dụng công nghệ Laser scanner quản lý xây dựng ảnh 1 Chuyên gia kỹ thuật của Stormbee lắp đặt hệ thống thiết bị để vận hành thử nghiệm
 Kết quả quét hiện trạng của một khu vực dưới dạng không gian ba chiều cho cái nhìn trực quan về toàn bộ địa hình và các công trình hiện có trong không gian 3 chiều. Khi kết hợp với công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), mọi người có thể “đi thăm” toàn bộ phía trong của khu vực, toà nhà trong không gian ảo.

 Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm, kết quả scan được xây dựng thành mô hình không gian 3 chiều tích hợp với kết quả quét sau khi công trình hoàn thành, ở dạng bản đồ số 3D cả khu vực, sẽ giúp các chủ dự án, các cơ quan quản lý dễ dàng quản lý cơ sở hạ tầng khu vực, đặc biệt trong quá trình duy tu bảo dưỡng công trình.

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cảng-Kỹ thuật biển (Portcoast) là đơn vị đầu tiên sở hữu thiết bị Stormbee UAV S-20 trong khu vực Đông Nam Á. Đơn vị này áp dụng thành công nghệ nêu trên ở nhiều công trình xây dựng như khảo sát địa hình Cảng Quốc tế Mỹ Xuân, khảo sát hiện trạng Cảng Thép Posco Việt Nam, khảo sát quản lý các cấu kiện công trình nhà máy sản xuất Cọc ly tâm Phan Vũ, giám sát thi công Cảng Container SAPT- Pakistan…Để vừa triển khai áp dụng trên thực tế vừa giúp các sinh viên khoa Kỹ thuật Xây dựng trường Đại học Bách khoa TPHCM từng bước nắm vững công nghệ này Portcoast đã ký kết hợp tác với khoa Kỹ thuật Xây dựng của trường Đại học Bách khoa TPHCM. “Chúng tôi muốn chia sẻ và cùng với trường giúp các em sinh viên tiếp cận được công nghệ hiện đại trong xây dựng. Việc này sẽ rất tốt cho các em khi ra trường”, đại diện Portcoast nói.

Tin cùng chuyên mục