Hai nhạc sĩ của phong trào học sinh - sinh viên tranh đấu

Trong những ngày đầu năm mới 2007, chúng tôi có dịp gặp gỡ 2 nhạc sĩ nổi tiếng của phong trào văn nghệ sinh viên - học sinh đấu tranh thời kháng chiến chống Mỹ ở đô thị miền Nam năm xưa, và hiện nay vẫn không nguôi lửa nhiệt tình sáng tác.
Hai nhạc sĩ của phong trào học sinh - sinh viên tranh đấu

Trong những ngày đầu năm mới 2007, chúng tôi có dịp gặp gỡ 2 nhạc sĩ nổi tiếng của phong trào văn nghệ sinh viên - học sinh đấu tranh thời kháng chiến chống Mỹ ở đô thị miền Nam năm xưa, và hiện nay vẫn không nguôi lửa nhiệt tình sáng tác.

  • Nhạc sĩ Tôn Thất Lập Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM: Truyền lửa cho lớp sáng tác trẻ

Điều đáng mừng là các nhạc sĩ trẻ và một số tác giả trẻ có niềm say mê sáng tác, chịu khó tìm tòi, thể hiện cái mới.

Hai nhạc sĩ của phong trào học sinh - sinh viên tranh đấu ảnh 1

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập

Vấn đề cần lưu ý hiện nay là nội dung của những sáng tác ca khúc tuy có ý tứ tốt nhưng lại chưa đi vào cuộc sống một cách sâu sắc để góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ.

Trong ca từ thiếu tính văn học, có khi viết những đề tài thô thiển, lạc hậu. Chúng tôi đã nêu ý kiến cần tổ chức cho anh em đi thực tế nhằm nâng cao nhận thức, và Hội Âm nhạc TPHCM cũng đã thành lập CLB lý luận phê bình để đánh thực tiềm năng, bản lĩnh sáng tạo của nhạc sĩ.

Qua thực tế đấu tranh của đất nước cho thấy âm nhạc truyền thống xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim của tác giảû. Vì vậy nếu thiếu ý thức phục vụ đất nước, thiếu sự trong sáng của tâm hồn… sẽ khó sáng tác được thể loại nhạc truyền thống có chất lượng cao.

Còn nhớ trước đây, tôi viết được vì chính tôi tham gia trực tiếp đấu tranh. Đi vào lòng cuộc sống có cảm xúc, có thực tiễn và nói lên được suy nghĩ của giới trẻ. Chính không khí đấu tranh đó đã làm nên tác phẩm để đời. Tôi viết “Người đợi người” (1968), “Hát cho dân tôi nghe” (1967), “Tiếng gọi thanh niên”... bằng cảm xúc thực của thanh niên yêu nước thời bấy giờ…

  • Nhạc sĩ Trần Long Ẩn Ủy viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ VN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc TPHCM: Điều kiện sáng tác tốt hơn, nhưng...

Hai nhạc sĩ của phong trào học sinh - sinh viên tranh đấu ảnh 2

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn

Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 40 năm phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc ngay trong lòng địch, nhiều đại biểu cho rằng đây là một bài học lớn. Cuối năm 1970 khi tôi viết một số bài hát “Người mẹ Bàn Cờ”, “Người cha bến tàu”, “Đi về mới có hoa lục bình”, “Chim gọi đàn chim tung cánh trắng”… đã được các nữ sinh viên đại học Văn khoa Sài Gòn hát rất hay.

Tôi, Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh và một số nhạc sĩ khác được gặp đồng chí Mai Chí Thọ, Dương Văn Đầy, Trần Thị Ngọc Hảo trong chiến khu để nghe giảng giải về đường lối văn hóa đấu tranh trong lòng địch.

Ngày nay, giới nhạc sĩ được tạo nhiều điều kiện tốt về cơ sở vật chất mặt bằng, nhà cửa, xe cộ, lương bổng, được bồi dưỡng kiến thức, học hành bài bản, sinh hoạt trong các hội đoàn, câu lạc bộ… nói chung là đang có nhiều điều kiện thuận lợi để sáng tạo những tác phẩm hay hơn, nhưng vì sao chưa thể…

Có một vấn đề là tại sao dân ca không hấp dẫn lớp trẻ. Lớp trẻ bây giờ có thực sự thích dân ca chưa? Mà phải là dân ca kiểu nào. Chúng ta có quyền tự hào về một thời “Tiếng hát át tiếng bom”, nhưng ngày nay đừng tự mãn mà phải nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa. Sau 30 năm giải phóng lực lượng sáng tác đông hơn, khả năng sáng tạo nhiều hơn, bằng cấp cao hơn…, nhưng tác phẩm chất lượng cao và để đời thì hiếm hoi, chưa đủ và chưa ngang tầm với thời đại. 

XUÂN THÁI

Tin cùng chuyên mục