Hộp thư văn hóa nghệ thuật

- Có phải Cao Bá Quát là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nhận ra nạn phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da đen?

Tạ Hoàng Linh
(Trần Quốc Toản Q.3)

Khi Cao Bá Quát bị đi đày  sang Hạ Châu (nay là Singapore), ông đã nhận ra một hiện thực đau lòng về nạn phân biệt chủng tộc. Ông đã viết trong Hạ Châu tạp thi: “Bên trong lầu gác trập trùng/Hoa chi dưới bóng cây tùng tốt tươi/Cây về cổng sắt mở rồi/Hầu xe da trắng rặt người da đen”. Khi bị giam cầm, ông bị nếm mùi nhục hình, mà vẫn vịnh thơ về những công cụ nhục hình như Cái gông dài, Cái roi song với một phong thái bản lĩnh phi thường.

Trong bài thơ “Một thiên vịnh cái gông dài”, ông có lời tiểu dẫn: “Cùng nhà giam có ông chủ sự họ Nguyễn coi kho vũ khí đem cái gông dài xin ta vịnh thơ. Tự nghĩ vì mình dại dột ngông cuồng, bị tội là đáng, còn dám nói gì? Chỉ vì mừng rằng đêm khuya tự hỏi lòng, có điều không thẹn với vật này mà thôi. Trong lúc vắng vẻ ngồi buồn, thường thường tình hiện ra lời, không thể nhịn được. Nay được ông này gọi ra, ta cười mà cho ngay. Gông dài! Gông dài! Mày biết ta chăng? Ta cũng chẳng hợp gì với mày đâu”.

Bích Châu

Tin cùng chuyên mục