Hộp thư văn học nghệ thuật

Tô Thoại Sơn

° Tôi được biết chính quyền Sài Gòn cũ ngoài việc lấy bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm Quốc ca cho Việt Nam Cộng hòa , họ còn sử dụng nhiều bài của các nhạc sĩ khác? (Tô Thoại Sơn, Nguyễn Cư Trinh, Q1, TPHCM)

° Đúng vậy, bài Tiếng gọi Thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, bài hát chính thức của Thanh niên Tiền phong, chính quyền Sài Gòn cũ đã cho sửa lời và chọn làm Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa với tên mới Tiếng gọi Công dân. Bài Hồn tử sĩ của Lưu Hữu Phước là bài hát được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng trước năm 1975 Việt Nam Cộng hòa cũng sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân đội. Ca khúc Không quân Việt Nam của nhạc sĩ Văn Cao cũng được chính quyền Sài Gòn cũ sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra còn có bài Ngày về là một bài hát thuộc thể loại nhạc tiền chiến Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Giác, bài hát này thường được phát trên loa phóng thanh, nhằm kêu gọi những chiến sĩ cách mạng “hồi chánh”. Đây cũng là một bài hát mà người sáng tác là một nhạc sĩ ở phía Bắc, nhưng Việt Nam Cộng hòa dùng làm nhạc hiệu trong chương trình chiêu hồi của Sài Gòn cũ.

BÍCH CHÂU

Hộp thư cộng tác viên

Trang Văn hóa - Văn nghệ, Báo SGGP đã nhận được các sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, tin, bài, ảnh, thư và sách tặng của quý vị cộng tác viên:

Hoàng Bích Hà, Trần Xuân Thụy (Khánh Hòa), Nguyễn Thành Đồng (Lâm Đồng), Nguyễn Ngọc Hưng (Quảng Ngãi), Bùi Công Toa (Thừa Thiên – Huế), Trương Anh Sáng (Kiên Giang), Xuân Nùng (Thái Nguyên), Ngọc Hà, Cao Ngọc Quỳnh, Văn Thắng, Lý Châu Hoàn, Võ Tri, Lý Xuân Hà, Nguyễn Văn Nghinh, Phan Lai Triều, Hồng Đảng, Trần Kim Anh, Trần Danh Lân …
Xin chân thành cảm ơn.

Tin cùng chuyên mục