Tranh chấp vi phạm bản quyền truyền hình: Đến hồi quyết liệt

Vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực truyền hình thời gian qua đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Nhưng cho đến nay tình hình vi phạm chẳng những không giảm mà còn có chiều hướng tăng, có thể dẫn đến các vụ tranh chấp, thưa kiện phức tạp.
Tranh chấp vi phạm bản quyền truyền hình: Đến hồi quyết liệt

Vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực truyền hình thời gian qua đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Nhưng cho đến nay tình hình vi phạm chẳng những không giảm mà còn có chiều hướng tăng, có thể dẫn đến các vụ tranh chấp, thưa kiện phức tạp.

  • Vi phạm bản quyền phim

Ba năm qua, mạng truyền hình kỹ thuật số VTC đã phát rất nhiều tựa phim nước ngoài không có bản quyền (con số đã lên hàng trăm). Đơn vị nắm giữ bản quyền các phim này đã nhiều lần làm công văn, sau đó trực tiếp đến làm việc yêu cầu phía VTC phải thanh toán tiền bản quyền cho họ.

Trong khi chưa trả tiền các phim vi phạm, VTC vẫn tiếp tục cho phát phim không có bản quyền. Hiện tại, VTC đã nhìn nhận mình phát phim vi phạm bản quyền, chấp nhận trả tiền các phim đã phát nhưng mới chỉ trả một số tiền tượng trưng trong tổng số tiền phải trả rất lớn.

Vụ việc đã được đơn vị nắm giữ bản quyền khiếu nại lên Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT). Được biết, Bộ TT-TT đã yêu cầu Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PT-TH và TT-ĐT) phối hợp với Thanh tra Bộ để xem xét, giải quyết. Cục PT-TH và TT-ĐT đã có văn bản yêu cầu VTC giải trình, từ đó sẽ đề xuất hướng giải quyết cụ thể. Nhưng cho đến nay, VTC vẫn chưa giải trình với cơ quan chức năng và với đơn vị  giữ bản quyền.

Các chương trình truyền hình đang nóng lên về chuyện bản quyền. Ảnh: T.L.

Các chương trình truyền hình đang nóng lên về chuyện bản quyền. Ảnh: T.L.

Tương tự, 2 năm qua mạng truyền hình cáp HTVC cũng đã phát nhiều tựa phim nước ngoài không có bản quyền. Tháng 6-2010, đơn vị có bản quyền các phim này đã gửi danh sách phim và yêu cầu HTVC ngừng phát sóng các phim này. Nhưng phía HTVC cho rằng, đây là những phim chưa xác định bản quyền thật sự là của đơn vị nào nên chưa có trách nhiệm phải thanh toán tiền bản quyền và thế là mọi chuyện rơi vào im lặng.

Chỉ đến khi chính đơn vị này tiếp tục phát hiện kênh HTV3 phát bộ phim “Những cuộc phiêu lưu của Sinbad” thuộc bản quyền của họ và yêu cầu HTV phải thanh toán tiền bản quyền, đôi bên mới có cuộc gặp mặt chính thức để trao đổi về việc này.

Nhưng trong buổi gặp mặt, mọi chuyện vẫn không đi đến kết quả cuối cùng vì phía HTV cho rằng: HTV sẽ rút kinh nghiệm trong việc phát sóng có sai sót về bản quyền bộ phim “Những cuộc phiêu lưu của Sinbad”, công ty nắm giữ bản quyền chỉ nên nhắc nhở.

Còn Trung tâm truyền hình cáp HTVC sẽ xem xét lại vấn đề bản quyền những phim đã phát sóng, kiểm tra khả năng trùng bản quyền. Trong trường hợp công ty giữ bản quyền không chấp thuận hòa giải với HTV qua đàm phán, công ty có thể gửi đơn kiện lên tòa án, khi đó HTV sẽ tuân thủ theo phán quyết của tòa.

  • Không còn là chuyện “trong nhà”

Ngay khi phát hiện Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang tự ý thu và phát sóng các kênh chương trình truyền hình của HTV mà chưa được sự đồng ý của HTV, Đài Truyền hình TPHCM đã có công văn gửi các đơn vị liên quan và cơ quan cấp trên yêu cầu Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc: “Nghiêm túc thực hiện theo quy định của nhà nước và pháp luật về bản quyền các kênh chương trình truyền hình”.

Trong lúc đó, khi HTV vi phạm bản quyền, lại yêu cầu đơn vị có bản quyền chỉ nên “nhắc nhở” để HTV rút kinh nghiệm với lập luận: “Thực tế ở Việt Nam, ý thức chấp hành bản quyền còn nhiều hạn chế, cần phải có lộ trình để hội nhập với quốc tế”.

Kiểm tra một số vụ vi phạm bản quyền. Ảnh: T.L.

Kiểm tra một số vụ vi phạm bản quyền. Ảnh: T.L.

Theo tìm hiểu, được biết, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia Công ước Bern, các Hãng phim Hollywood đều có luật sư và những đơn vị độc lập theo dõi quá trình thực thi luật bản quyền với những đối tác của họ tại Việt Nam và cả những đài truyền hình.

Theo luật mua bán bản quyền truyền hình nói chung, một bộ phim thường ký hợp đồng phát sóng với một đài truyền hình trong thời hạn hai năm. Mỗi năm chỉ được phát tối đa 3 đến 4 lần. Nếu đài cố tình phát hơn số lần đã cam kết hoặc quá thời hạn 2 năm nhưng vẫn đem phim ra phát sóng là đã vi phạm bản quyền. Vậy mà có đài chỉ một tựa phim đã phát đi phát lại đến hơn 10 lần/năm!

Khi bản quyền phát sóng thường xuyên bị vi phạm và khi ý thức thực thi bản quyền còn bị xem nhẹ thì chuyện kiện thưa của nước ngoài theo luật định và các thỏa thuận quốc tế rất dễ xảy ra. Lúc ấy, không còn là chuyện giải quyết “nội bộ” mà các đài truyền hình vi phạm bản quyền có thể bị “phong tỏa” mọi giao dịch về mua bán bản quyền phát sóng.

Tháng 4-2010, Hiệp hội phát sóng truyền hình cáp và vệ tinh châu Á (CASBAA – có trụ sở tại Hồng Công), phối hợp với VINASAT tổ chức hội thảo tại Hà Nội về vấn đề truyền hình trả tiền tại Việt Nam, trong đó có đề cập đến chuyện bản quyền phát sóng.

Tháng 12 tới đây, Trung tâm bảo vệ nội dung (CCP) – có trụ sở tại Singapore, phối hợp với Công ty VTL (Việt Nam) cũng sẽ tổ chức một hội thảo về truyền thông và truyền hình tại TPHCM. Một trong những nội dung thảo luận là vấn đề bảo vệ bản quyền phát sóng. Đây là tín hiệu cho thấy vấn đề bản quyền phát sóng truyền hình tại Việt Nam đang trở nên nóng bỏng, quyết liệt hơn

NHƯ HOA – KHÁNH DUY

Tin cùng chuyên mục