Người Mỹ gốc Á thành “sao” trên YouTube

Kể từ sau nhân vật hàng xóm người Nhật Bản do Mickey Rooney thủ vai trong phim “Điểm tâm tại Tiffany” (1961, đoạt 2 giải Oscar), thì các vai diễn châu Á ngày càng xuất hiện nhiều tại Hollywood. Tiếc là việc mất dần những diễn viên gạo cội gốc Á như hiện nay đã khiến cho các vai diễn châu Á chỉ còn chiếm một số lượng quá ít ỏi.
Người Mỹ gốc Á thành “sao” trên YouTube

Kể từ sau nhân vật hàng xóm người Nhật Bản do Mickey Rooney thủ vai trong phim “Điểm tâm tại Tiffany” (1961, đoạt 2 giải Oscar), thì các vai diễn châu Á ngày càng xuất hiện nhiều tại Hollywood. Tiếc là việc mất dần những diễn viên gạo cội gốc Á như hiện nay đã khiến cho các vai diễn châu Á chỉ còn chiếm một số lượng quá ít ỏi.

Một kiểu trang điểm ngày hè của Michelle Phan.

Một kiểu trang điểm ngày hè của Michelle Phan.

Nhưng đó là chuyện ở kinh đô điện ảnh thế giới. Còn trong “kinh đô video tự quay”, trang web YouTube, thì lại khác hẳn. Đây là nơi một thế hệ trẻ người Mỹ gốc Á mới tìm thấy tiếng nói của mình giữa hàng triệu người hâm mộ. Trong 20 kênh được yêu thích nhất YouTube thì có 3 kênh thuộc về người châu Á. Điển hình là kênh của Michelle Phan, chuyên viên trang điểm gốc Việt 24 tuổi sống ở Los Angeles có gần 1,5 triệu “tín đồ”, nhiều hơn bất kỳ phụ nữ châu Á nào nổi tiếng trên YouTube. Kênh của cô là một kho hướng dẫn trang điểm và mách nước các mẹo làm đẹp. Ý tưởng thì rất sáng tạo, từ phong cách của Belle, nhân vật nữ chính trong phim hoạt hình “Người đẹp và quái vật” (hãng Disney) cho đến Hatsune Miku (ca sĩ ảo được dựng bằng công nghệ 3D, đã trình bày nhiều bài hát trong một live show có hàng trăm ngàn khán giả).

Hiện tại, Michelle Phan là người phát ngôn của Công ty Mỹ phẩm Lancôme. Với Phan, không có nơi nào khác trong thế giới truyền thông hiệu quả hơn Internet trong việc thể hiện vai trò của người châu Á. Hay như trường hợp của anh Ryan Higa, 21 tuổi, gốc Nhật Bản, đã đăng các tiểu phẩm hài độc diễn lên kênh của mình, thu hút 4,1 triệu người hâm mộ.

Giáo sư Kent A. Ono, chuyên nghiên cứu người Mỹ gốc Á của đại học Illinois, cho biết việc vắng bóng người châu Á trong các bộ phim bom tấn của Mỹ xuất phát từ nhận thức sai lầm rằng những vai diễn của họ không đủ sức lôi kéo khán giả tới rạp. Thực tế đã bác bỏ hoàn toàn quan niệm này. Ông chỉ ra rằng 87% số người châu Á tại Mỹ sử dụng Internet trong năm 2010, một con số lớn hơn bất cứ nhóm người nào khác. Dường như YouTube là một không gian tự do sáng tạo hơn. Vì vậy, người gốc Á luôn có sẵn một lượng lớn khán giả yêu thích của riêng mình.

Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục