Thờ ơ với di tích

Sau những ồn ào quanh việc bảo tồn và quản lý di tích tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, người ta trông đợi những vấn đề cấp bách sẽ được mổ xẻ, những giải pháp khả thi, căn cơ sẽ được đưa ra. Thế nhưng, không như mong đợi, người ta lại thấy sự im lặng của chính những người làm công tác quản lý di tích tại hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý, phát huy giá trị di tích” do Bộ VH-TT-DL tổ chức mới đây. Hàng chục đại biểu từ lãnh đạo bộ, cục, các sở ngành, cán bộ quản lý di tích, các nhà nghiên cứu khoa học các tỉnh thành tề tựu đông đủ, kéo dài đến hơn 12 giờ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL ghi nhận 16 ý kiến của các đơn vị, tỉnh thành với 52 vấn đề liên quan cần được tháo gỡ nhưng không khí hội nghị không khác gì với buổi báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm. Chỉ có một vài ý kiến gọi là đi vào trọng tâm vấn đề, còn lại hầu hết không biết vô tình hay hữu ý, chỉ đơn thuần là báo cáo hoạt động. Càng ngạc nhiên hơn khi những điểm nóng về bảo tồn và quản lý di tích khá đình đám thờ

Sau những ồn ào quanh việc bảo tồn và quản lý di tích tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, người ta trông đợi những vấn đề cấp bách sẽ được mổ xẻ, những giải pháp khả thi, căn cơ sẽ được đưa ra. Thế nhưng, không như mong đợi, người ta lại thấy sự im lặng của chính những người làm công tác quản lý di tích tại hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý, phát huy giá trị di tích” do Bộ VH-TT-DL tổ chức mới đây. Hàng chục đại biểu từ lãnh đạo bộ, cục, các sở ngành, cán bộ quản lý di tích, các nhà nghiên cứu khoa học các tỉnh thành tề tựu đông đủ, kéo dài đến hơn 12 giờ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL ghi nhận 16 ý kiến của các đơn vị, tỉnh thành với 52 vấn đề liên quan cần được tháo gỡ nhưng không khí hội nghị không khác gì với buổi báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm. Chỉ có một vài ý kiến gọi là đi vào trọng tâm vấn đề, còn lại hầu hết không biết vô tình hay hữu ý, chỉ đơn thuần là báo cáo hoạt động. Càng ngạc nhiên hơn khi những điểm nóng về bảo tồn và quản lý di tích khá đình đám thời gian qua như: chùa Trăm Gian, đình cổ Ngu Nhuế, làng cổ Đường Lâm, lễ hội khai ấn đền Trần, đàn Xã Tắc… lại không thấy ai nhắc tới?!

Thay vì nhắc những địa chỉ nóng, vấn đề xã hội đang quan tâm, mong mỏi, người ta lại báo cáo từ đầu năm đến nay ngành văn hóa đã làm gì, trung tâm bảo tồn di tích đã làm những gì. Những vấn đề muôn thuở lại được nêu ra, nào là phương thức quản lý chưa phù hợp, cơ chế chính sách chưa đầy đủ, người dân chưa đủ kiến thức và chưa ý thức trong việc bảo vệ di sản…

Nguồn kinh phí hạn hẹp để trùng tu di tích cũng là một trong những nguyên do được đề cập khá nhiều. Với hàng ngàn di tích cần tu bổ trong cả nước, việc thiếu hụt kinh phí là khó tránh khỏi, tuy nhiên xét cho cùng nguồn kinh phí hạn hẹp chưa phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hệ lụy đau lòng tại nhiều di tích như vừa qua. Có ý kiến cho rằng, quản lý việc tu bổ tôn tạo di tích nên cần phải là tiền kiểm chứ không là “hậu kiểm” như hiện nay - nghĩa là không để di tích bị xâm hại, bị làm mới rồi các ngành quản lý chức năng mới biết, có nơi ngành văn hóa còn biết sau cùng. Cũng có ý kiến nên tăng quyền hạn cho Cục Di sản văn hóa, nâng lên thành Tổng cục Di sản văn hóa, đặt văn phòng đại diện tại 3 miền để sát sao hơn trong việc quản lý, trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di tích… tựu trung tất cả chỉ mới nằm ở đề nghị.

Phát triển không thể thiếu bảo tồn, bảo tồn làm sao để phát triển bền vững là câu hỏi từ bao năm qua không chỉ của ngành văn hóa. Nhưng việc bảo tồn như thế nào, phát huy giá trị di tích ra làm sao vẫn mãi là câu chuyện loay hoay từ nhiều năm qua. Điều mà mọi người chờ đợi ở hội nghị là giải pháp cho những câu hỏi nóng và kết quả đáp lại sự trăn trở, lo âu cho di tích là những dòng báo cáo lạnh.

MINH AN

Tin cùng chuyên mục