Văn bản mới

Kế hoạch sử dụng đất từ 2006 - 2010 của cả nước

NGHỊ QUYẾTCỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 57/2006/NQ-QH11 NGÀY 29-6-2006 VỀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2006 - 2010 CỦA CẢ NƯỚCQUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 57/2006/NQ-QH11 NGÀY 29-6-2006 VỀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2006 - 2010 CỦA CẢ NƯỚC

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Ðiều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 10 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Ðất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ vào Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010;

Sau khi xem xét Tờ trình số 65/TTr-CP của Chính phủ về Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước; Báo cáo thẩm tra số 2548/UBKTNS của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

QUYẾT NGHỊ:

I.
Thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước với các chỉ tiêu chyếu đến năm 2010 như sau:

A. Chỉ tiêu về diện tích đất sử dụng vào các mục đích:

1. Ðất nông nghiệp: 26.219.950 ha.

a) Ðất sản xuất nông nghiệp: 9.239.930 ha.

Trong đó:
- Ðất trồng cây hằng năm: 6.583.040 ha.
- Ðất lúa nước: 3.861.380 ha.
- Ðất lúa nước 2 vụ trở lên: 3.311.770 ha.
- Ðất trồng cây lâu năm: 2.656.890 ha.

b) Ðất lâm nghiệp: 16.243.670 ha.
- Ðất rừng sản xuất: 7.702.490 ha.
- Ðất rừng phòng hộ: 6.563.210 ha.
- Ðất rừng đặc dụng: 1.977.970 ha.
- Ðất khoanh nuôi phục hồi rừng: 957.950 ha.
- Ðất trồng rừng: 1.000.000 ha.

Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng tập trung:
- So với diện tích tự nhiên: 43,2%.
- So với diện tích đất lâm nghiệp: 92%.

c) Ðất nuôi trồng thủy sản: 700.060 ha.

d) Ðất làm muối: 20.690 ha.

đ) Ðất nông nghiệp khác: 15.600 ha.

2. Ðất phi nông nghiệp: 4.021.380 ha.

a) Ðất ở: 1.035.380 ha.
- Ðất ở nông thôn: 924.640 ha.
- Ðất ở đô thị: 110.740 ha.

b) Ðất chuyên dùng: 1.702.810 ha.
- Ðất trụ xây dựng sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 28.530 ha.
- Ðất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh: 281.180 ha.
- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 227.290 ha.
- Ðất xây dựng khu công nghiệp: 100.470 ha.
- Ðất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh: 44.430 ha.
- Ðất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: 54.160 ha.
- Ðất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, sứ: 28.230 ha.
- Ðất sử dụng vào mục đích công cộng: 1.165.810 ha.
- Ðất giao thông: 636.090 ha.
- Ðất thủy lợi: 385.150 ha.
- Ðất xây dựng hệ thống truyền dẫn năng lượng, truyền thông: 15.960 ha.
- Ðất xây dựng công trình văn hóa: 21.320 ha.
- Ðất xây dựng công trình y tế: 6.690 ha.
- Ðất xây dựng công trình giáo dục và đào tạo: 42.310 ha.
- Ðất xây dựng công trình thể dục thể thao: 21.390 ha.
- Ðất xây dựng chợ: 6.610 ha.
- Ðất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: 18.040 ha.
- Ðất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải: 12.250 ha.

c) Ðất làm nghĩa trang, nghĩa địa: 92.290 ha.

d) Ðất tôn giáo, tín ngưỡng: 13.080 ha.

3. Ðất chưa sử dụng: 2.879.830 ha.

B. Chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:

1. Chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: 645.200 ha.

a) Chuyển đất trồng lúa nước hiệu quả thấp sang sử dụng vào các mục đích khác: 72.600 ha.
- Chuyển đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở: 59.400 ha.
- Chuyển đất trồng lúa nước sang đất ở: 13.200 ha.

b) Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào các mục đích khác: 105.600 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất sản xuất nông nghiệp: 46.600 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở: 56.100 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất ở: 2.900 ha.

2. Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng: 2.193.100 ha.

a) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp: 2.042.600 ha.

b) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp: 150.500 ha.

II. Căn cứ vào Nghị quyết này, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình triển khai các giải pháp sau đây:

1. Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết dứt điểm tình trạng các tranh chấp địa giới hành chính ở các địa phương.

2. Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng để làm rõ nội dung, cụ thể hóa trình tự thực hiện, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong quản lý. Khẩn trương xây dựng trình Quốc hội các luật quy định về tài chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có cơ chế huy động các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo tham gia lập và tư vấn phản biện về các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4. Ðầu tư đủ kinh phí để hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 hệ thống quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 ở các cấp, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập trung đầu tư để hoàn thành hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính trên phạm vi cả nước trước năm 2010.

5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập, thẩm định, xét duyệt, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

6. Rà soát hiện trạng sử dụng đất của các địa phương, đơn vị, tổ chức, kể cả đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất do các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nhà nước quản lý để có sự điều chỉnh phù hợp. Ðối với đất đã giao hoặc cho thuê mà không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả, sử dụng sai mục đích đều phải kiên quyết thu hồi.

7. Rà soát và đôn đốc việc sử dụng đất thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu đô thị mới, các dự án về khu dân cư và nhà ở nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ðầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát huy hiệu quả sử dụng đất đã thu hồi, cần diện tích đất đến đâu thì thu hồi đến đó, chấm dứt tình trạng thu hồi đất mà không sử dụng. Xử lý dứt điểm trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 tình trạng quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt mà không thực hiện trong thời hạn.

8. Kiểm soát chặt việc lấy đất chuyên trồng lúa, đất nông nghiệp khác có khả năng thâm canh, hiệu quả cao, đất có rừng, đất có mặt nước làm mặt bằng đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Ðiều tra thực trạng sử dụng đất ruộng nhằm làm rõ ngoài diện tích đất ruộng hiện nay đang trồng lúa nước, diện tích đất ruộng đã chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản, trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ...) vẫn có khả năng trồng được lúa nước. Có chính sách cụ thể để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở những diện tích đất ít khả năng nông nghiệp nhưng hạ tầng thấp kém.

9. Ðẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai. Kiện toàn bộ máy hành chính và tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất đai, nhất là hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.

10. Tiếp tục đổi mới chính sách và phương thức bồi thường, hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có đất hợp pháp bị thu hồi theo quy định của pháp luật, nhất là đối với những hộ tái định cư phải được bảo đảm ít nhất bằng nơi ở cũ, khắc phục hiệu quả tình trạng ách tắc, không bảo đảm tiến độ dự án do sự chậm trễ trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.

11. Có chính sách khuyến khích thỏa đáng việc khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thủy sản trên đất mặt nước hoang hóa nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; tăng suất đầu tư cho chương trình trồng, khoanh nuôi tái sinh và tăng mức khoán chi bảo vệ rừng.

12. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

III. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các Ðoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
IV. Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát đối với việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

V. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Ðã ký
NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tin cùng chuyên mục