Việt Nam giám sát trồng lúa bằng vệ tinh

Ngày 25-10 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Thụy Sĩ đã tổ chức hội thảo về việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. 

 

Dự án ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất lúa tại Việt Nam đã được triển khai từ năm 2012
Dự án ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất lúa tại Việt Nam đã được triển khai từ năm 2012
Trong đó, nội dung nổi bật là việc sử dụng các số liệu quan sát Trái đất từ vệ tinh để theo dõi quá trình trồng lúa tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 

Theo ông Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, dự án ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất lúa tại 10 tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã được triển khai từ năm 2012 đến nay với hai giai đoạn nhằm mục đích khảo sát bằng tài trợ từ Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ và các đối tác quốc tế khác.
Theo đó, các thông tin về trồng lúa ở Việt Nam được theo dõi qua viễn thám dựa trên số liệu quan sát Trái đất từ vệ tinh Sentinel của Cơ quan Hàng không châu Âu, thuật toán và mô hình do Công ty Sarmap của Thụy Sĩ và Viện Lúa quốc tế (IRRI) phát triển. Bằng việc sử dụng tín hiệu do vệ tinh cung cấp theo chu kỳ 6 hoặc 12 ngày, có thể xác định rõ ràng thời điểm bắt đầu mùa vụ để tính toán được năng suất lúa với độ chính xác tới 90% - 92%, giúp cho kết quả nhanh và tiết kiệm hơn nhiều phương pháp thống kê có nhiều sai số.
Còn theo PGS-TS Phạm Quang Hà thuộc Viện Quy hoạch nông nghiệp thì qua giám sát, công nghệ viễn thám có thể đưa ra đánh giá thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ hoạt động bảo hiểm nhằm giảm bớt rủi ro cho nông dân, rất có lợi cho các công ty bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, cái khó nhất do đây là công nghệ tiên tiến nên cần thời gian để “Việt hóa”. 

Tin cùng chuyên mục