Vụ điệp viên Skripal bị đầu độc: Mềm nắn rắn buông?

Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NTV của Nga ngày 1-4 cho rằng London sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành động khiêu khích vừa qua.  Trong khi đó, một số nước châu Âu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha không muốn leo thang căng thẳng với Nga, dịu giọng tỏ ý muốn đối thoại.

 

Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường vụ ông Skripal bị đầu độc Ảnh: SPUTNIK
Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường vụ ông Skripal bị đầu độc Ảnh: SPUTNIK
Nga phản ứng mạnh

Theo Đại sứ A.Yakovenko, Anh đã từ chối hợp tác với Nga, không cung cấp bất kỳ thông tin nào và quả quyết rằng vụ đầu độc ông Skripal là hành động của tình báo Anh nhằm kiềm chế Nga. Theo Đại sứ Yakovenko, năm 2015, Anh thông qua chiến lược an ninh quốc gia và đã chọn vai trò đi đầu trong cái gọi là liên minh kiềm chế Nga. Để thực hiện cần phải có một hành động khiêu khích mạnh để chính phủ và người dân ủng hộ đường lối này. Hành động khiêu khích như vậy rất có thể do các cơ quan tình báo Anh dàn dựng nhằm cáo buộc Nga về nhiều phương diện và để kiềm chế Nga. 

Cùng ngày, Nga gửi cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) một danh sách gồm 13 câu hỏi liên quan cáo buộc Mátxcơva đứng sau vụ điệp viên Skripal bị đầu độc tại Anh. Trong đó, Nga muốn làm rõ phía Anh có gửi thông tin bổ sung nào đó về cuộc điều tra riêng của nước này hay không, Anh đã giao tài liệu gì và liệu OPCW có chia sẻ thông tin của phía Anh với Nga không. Nga cũng quan tâm xem Anh đã đề nghị Ban thư ký Kỹ thuật OPCW hỗ trợ như thế nào, yêu cầu Ban thư ký Kỹ thuật OPCW xác nhận cụ thể điều gì: chỉ chứng nhận chất độc thần kinh được sử dụng trong vụ đầu độc, hay chứng nhận rõ đó là loại Novichok như các nước phương Tây cáo buộc…và rất nhiều câu hỏi liên quan tới công tác điều tra. 

Nga còn yêu cầu giải thích liệu Ban thư ký Kỹ thuật OPCW đã nhất trí tiết lộ các dữ liệu điều tra của phía Anh cho các nước Liên minh châu Âu (EU) hay không, hay Pháp có thông báo cho tổ chức này việc tham gia hỗ trợ kỹ thuật theo đề nghị của Anh. Và nếu Pháp đã tiến hành điều tra vụ việc này, thì Paris đã chuyển cho OPCW kết quả hay không…

Nga đã triệu tập một cuộc họp khẩn của Hội đồng chấp hành OPCW và tổ chức này đã chấp nhận yêu cầu của phía Nga là cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 4-4 tới.

Đối thoại hơn đối đầu

Trong bài phỏng vấn với tờ El Mundo ngày 1-4, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Alfonso Dastis nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như tại Syria và cho rằng Nga là một đối tác chiến lược và cũng là mối quan ngại chiến lược, nhưng cần thực tế để hiểu rõ việc cần có Nga trong giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như ở Syria. Ông Dastis cũng nhấn mạnh cần đối thoại với Nga để giải quyết các vấn đề này. 

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ mong muốn nối lại đối thoại và dần khôi phục quan hệ với Nga nếu như Nga sẵn sàng. Báo Bild am Sonntag dẫn lời ông Maas nhấn mạnh vai trò đối tác của Nga trong việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực, đồng thời là một trụ cột quan trọng đối với hợp tác đa phương. Trước đó, Điều phối viên về quan hệ với Nga phụ trách Gernot Erler cũng khẳng định bất chấp việc chính phủ Đức cùng các nước phương Tây đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Berlin vẫn muốn duy trì đối thoại với Moskva và tránh một cuộc chiến tranh lạnh khác xảy ra. Ông Erler nhấn mạnh các kênh thông tin giữa Đức và Nga vẫn luôn mở rộng. 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết Tổng thống nước này Emmanuel Macron sẽ vẫn tới thăm Nga và dự Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg vào tháng 5 tới, đồng thời nhận định rằng cần duy trì những cuộc trao đổi “thẳng thắn” với Mátxcơva. 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã xác nhận thông tin trên, đồng thời đánh giá Paris đang có cách tiếp cận theo hướng xây dựng để phát triển quan hệ bất chấp những bất đồng n

Tin cùng chuyên mục