Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững

Đó là khẳng định của các đại biểu tại Hội nghị bàn về cơ chế, giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra tại TPHCM vào ngày 23-12.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững

(SGGPO).- Đó là khẳng định của các đại biểu tại Hội nghị bàn về cơ chế, giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra tại TPHCM vào ngày 23-12.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh là TPHCM, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang đang đóng góp hơn 42% GDP và chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp hơn 60% ngân sách quốc gia. Việc liên kết phát triển vùng đã tạo thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hướng theo xu hướng giảm dần tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng, tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ; tận dụng tối đa lợi thế nhân công lao động tay nghề cao; hệ thống cơ cấu hạ tầng vùng được mở rộng và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ái Vân

Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, chưa xác định được cơ chế, giải pháp phù hợp chung giữa TPHCM với các tỉnh trong vùng; chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, cụm đô thị, kết nối hạ tầng giao thông, ngành kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường… Điều này đã và khiến cho tốc độ phát triển kinh tế vùng có tăng mỗi năm nhưng chưa cao và chưa có tính bền vững.

Ái Vân

Tin cùng chuyên mục