Xuất khẩu lao động sang Nga - Chậm mà chắc

Trong số các thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay của Việt Nam, Nga là một trong những thị trường tiềm năng nhất, nhất là lao động trong lĩnh vực dệt may, xây dựng. Nga hứa hẹn sẽ là “điểm đến” cho lao động Việt Nam, nếu ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp XKLĐ cũng như cơ quan quản lý nhà nước chú trọng đến việc tạo nguồn lao động chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của phía bạn. Nói cách khác, để biến tiềm năng thành cơ hội, trong bối cảnh này, cần phải làm theo kiểu “chậm mà chắc”.

Trong số các thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay của Việt Nam, Nga là một trong những thị trường tiềm năng nhất, nhất là lao động trong lĩnh vực dệt may, xây dựng. Nga hứa hẹn sẽ là “điểm đến” cho lao động Việt Nam, nếu ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp XKLĐ cũng như cơ quan quản lý nhà nước chú trọng đến việc tạo nguồn lao động chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của phía bạn. Nói cách khác, để biến tiềm năng thành cơ hội, trong bối cảnh này, cần phải làm theo kiểu “chậm mà chắc”.

Năm 2008, Việt Nam và Nga đã ký Hiệp định hợp tác lao động, mở ra một cơ hội lớn cho lao động xuất khẩu. Từ đầu năm 2008, việc đưa lao động sang làm việc tại thị trường này đã được đẩy mạnh và đến nay, theo ước tính của Bộ LĐTB-XH, số lao động sang làm việc tại đây đã lên đến hàng chục ngàn người, chủ yếu là các ngành nghề may, dệt và cơ khí chế tạo.

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, Nga là một thị trường lao động rất tiềm năng, có nhiều đơn hàng. Thị trường Nga cần đến lao động nước ngoài do lao động địa phương di cư đến một số nước khác làm việc để có thu nhập cao hơn. Về cơ bản, hiện nay có gần 30 doanh nghiệp trong nước được phép tuyển lao động sang Nga làm việc. Những hợp đồng do doanh nghiệp đăng ký tại Cục Quản lý lao động nước ngoài, mức lương bình quân của người lao động từ 290-350 USD/tháng. Nếu làm thêm giờ thì lương được khoảng 400 USD/tháng, người lao động phải ăn nghỉ tại xưởng.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến nay, nhất là trong các tháng đầu năm 2009, chịu chung ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, không chỉ ở thị trường Nga, mà cũng như các thị trường lao động khác, lao động Việt Nam bị tác động lớn. Nhiều lao động đã xuất cảnh nhưng do doanh nghiệp Nga gặp khó khăn nên phải giãn việc, lao động phải về nước trước thời hạn. Có những xưởng người lao động phải chờ việc từ 2-3 tháng.

Đến thời điểm này, khoảng 30% số lao động được đưa sang Nga có nguy cơ mất việc làm. Trong đó có khoảng 30-35% là lao động trong ngành may mặc. Có thể thấy, lao động làm việc tại Nga chịu ảnh hưởng rất lớn do khủng hoảng kinh tế (cả nước đã có trên 7.000 lao động làm việc tại nước ngoài về nước trước thời hạn).

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, về nguyên tắc, khi lao động phải về nước trước thời hạn, các doanh nghiệp phải làm đúng quy định trong việc thanh lý hợp đồng, bồi hoàn cho lao động. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ hàng tỷ đồng để bồi hoàn cho lao động.

Tuy nhiên, với lao động ở thị trường Nga, bên cạnh tác động thấy rõ của khủng hoảng kinh tế, cũng cần phải nhìn nhận một vấn đề liên quan đến công tác XKLĐ nói chung. Đó là việc tìm kiếm đơn hàng của doanh nghiệp, thẩm định đơn hàng của cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Hòa cũng thừa nhận, Nga là một thị trường lớn, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về vấn đề việc làm. Do đó cần phải tiếp tục khảo sát và tìm hiểu thật kỹ thị trường này. “Bộ LĐTB-XH đã yêu cầu Cục quản lý lao động nước ngoài thành lập đoàn công tác sang Nga để tiến hành khảo sát, nắm bắt thị trường thật kỹ lưỡng, để từ đó có những giải pháp ổn định cũng như đẩy mạnh thị trường XKLĐ này trong thời gian tới”, ông Hòa cho hay.

Điều này xuất phát từ việc trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã có biểu hiện nóng vội đẩy mạnh XKLĐ sang Nga mà chưa khảo sát kỹ thị trường, dẫn đến việc đưa lao động sang không có việc làm, phải về nước. Đối với thị trường Nga có những đòi hỏi khắt khe về vấn đề tay nghề cũng như sức khỏe của người lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý vấn đề đào tạo tay nghề cho lao động trước khi đưa đi.

Về thông tin có một số lao động sang Nga không có việc làm, tình cảnh hết sức khó khăn, không có tiền mua vé máy bay về nước, ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét nguyện vọng của người lao động, tìm cách chuyển xưởng để lao động có việc làm, có thu nhập. Những trường hợp không chuyển được thì đề nghị phải đưa về nước. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải xem xét chế độ lương bổng, quy định hỗ trợ đền bù cụ thể. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải cử đại diện sang tận nước sở tại để lo thủ tục cho lao động về.

Ông Hải cũng khuyến cáo, để tránh cho cả doanh nghiệp và NLĐ lâm vào cảnh ở cũng dở về chẳng xong, các doanh nghiệp XKLĐ cần kiểm chứng thêm thông tin về đơn hàng thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, tránh tình trạng ký hợp đồng với những doanh nghiệp “ma”, không có tư cách pháp nhân.

Còn đối với người lao động, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, khi nhận được lời rao tuyển đi làm việc ở nước ngoài, để hạn chế rủi ro, nên gọi điện tới đường dây nóng của Cục quản lý lao động nước ngoài để kiểm tra thông tin cụ thể. Số điện thoại đường dây nóng của Cục là (04) 3.8.249.517, xin Phòng Thông tin 511, 512, 513 hoặc Phòng Quản lý lao động 311, 312, 313 để được tư vấn.

Quang Phương

Tin cùng chuyên mục