ĐBSCL cần hoàn thiện mô hình sống chung với lũ

Ngày 12-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ kiểm tra tình hình phòng chống lũ lụt tại ĐBSCL. Sau khi thị sát các điểm bị sạt lở nặng ở An Giang, Đồng Tháp, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cho học sinh vượt lũ đến trường, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang  và Long An. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh vùng lũ tiếp tục dồn sức chống lũ, cố gắng bảo vệ lúa vụ 3, nhất là tính mạng người dân vùng lũ. 
ĐBSCL cần hoàn thiện mô hình sống chung với lũ
  • TPHCM hỗ trợ đồng bào vùng lũ ĐBSCL 4,7 tỷ đồng

Ngày 12-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ kiểm tra tình hình phòng chống lũ lụt tại ĐBSCL. Sau khi thị sát các điểm bị sạt lở nặng ở An Giang, Đồng Tháp, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cho học sinh vượt lũ đến trường, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang  và Long An. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh vùng lũ tiếp tục dồn sức chống lũ, cố gắng bảo vệ lúa vụ 3, nhất là tính mạng người dân vùng lũ. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi bà con đang gia cố đê tại xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi bà con đang gia cố đê tại xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Thủ tướng cho rằng, số người chết do lũ năm nay tuy thấp so với năm 2000, nhưng đây là bài học đau đớn. Do đó lãnh đạo địa phương cần khẩn trương di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người. Chính phủ giao Bộ NN- PTNT phối hợp với các bộ, ngành rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất Thủ tướng xem xét hỗ trợ kịp thời, nhất là giống và những điều kiện sản xuất vụ đông xuân tới.

Theo Thủ tướng, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên chiếm diện tích lớn ở ĐBSCL, có tiềm năng về sản xuất lúa, thủy sản nhưng đây là 2 vùng thường bị ngập sâu mỗi khi lũ về. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn, hoàn thiện một cách đồng bộ hạ tầng để người dân an tâm chung sống với lũ. Thủ tướng yêu cầu qua vụ thu đông này, các tỉnh cần nghiêm túc đánh giá thực trạng, tìm giải pháp quy hoạch sản xuất bền vững ngay trong mùa lũ, gắn liền chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để có giải pháp tổng thể, căn cơ về kiểm soát lũ toàn vùng.

Ngày 12-10, đoàn đại biểu TPHCM do Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà, làm trưởng đoàn, đi thăm và hỗ trợ tiền 50 gia đình bị thiệt hại nặng nhất do lũ lụt gây ra ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Long An. TPHCM đã hỗ trợ 3 tỉnh nói trên 1,8 tỷ đồng, trong đó Vĩnh Long 400 triệu đồng, Long An 400 triệu đồng, Đồng Tháp 1 tỷ đồng.

* Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đoàn công tác của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM đến thăm, tặng quà hỗ trợ đồng bào vùng sâu vùng xa, bị ảnh hưởng lũ lụt nặng nề của tỉnh An Giang và Kiên Giang. Tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đoàn đã trao 50 phần quà hỗ trợ gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm (trị giá 700.000 đồng/phần) tặng 50 gia đình nghèo khó khăn, nhà bị ngập nặng, có nguy cơ đói. Đồng chí Nguyễn Văn Đua ân cần thăm hỏi, chia sẻ động viên bà con vùng lũ đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn, ổn định đời sống.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua ân cần thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua ân cần thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

* Theo báo cáo nhanh từ các ngành chức năng, tính đến chiều 12-10, toàn vùng ĐBSCL có trên 60.000 căn nhà bị ngập,  6.000ha lúa thiệt hại 100%, hơn 1.400ha hoa màu bị ngập và thiệt hại, 1.400 ha diện tích nuôi trồng thủy sản chìm trong lũ… Đáng lo ngại là các tỉnh ĐBSCL đã có 34 người chết do lũ.

Cùng ngày, đoàn công tác đã đến xã biên giới Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trao 50 phần quà tặng bà con nghèo vùng ngập lũ. Đoàn đã đến chia sẻ, động viên và hỗ trợ 6 triệu đồng tặng 2 gia đình có trẻ em chết đuối do lũ tại huyện Giang Thành. Dịp này, đoàn công tác đã trao tặng số tiền 500 triệu đồng của đồng bào TPHCM hỗ trợ người dân vùng ngập lũ Kiên Giang.

Hiện lũ gây thiệt hại khá lớn cho tỉnh Kiên Giang: 5 người chết; hơn 1.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái bị ngập úng, mất trắng; hơn 105km đường nông thôn bị ngập, sạt lở; 0,7km đê bị vỡ; hàng ngàn nhà dân bị ngập lũ 0,5 - 1m và tiếp tục gia tăng từng ngày.

Ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBMTTQ TPHCM, cho biết: Trong đợt này, TPHCM đã hỗ trợ đồng bào vùng lũ 8 tỉnh, thành ĐBSCL 4,7 tỷ đồng, trong đó tỉnh An Giang 1,2 tỷ đồng, Đồng Tháp 1 tỷ đồng, Kiên Giang 500 triệu đồng. Các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An và TP Cần Thơ được hỗ trợ 400 triệu đồng/địa phương. Đồng thời tiếp tục mở đợt phát động kêu gọi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào TPHCM ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ở ĐBSCL và cả nước.

Ngày 12-10, Hội Chữ thập đỏ TPHCM tổ chức đợt vận động (từ ngày 12-10 đến 11-11) cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn, thiệt hại do lũ lụt gây ra. Ngay trong ngày đầu tiên, các đơn vị, doanh nghiệp đóng góp trên 225 triệu đồng.

Nhóm PV


Quảng Bình: Lũ bất ngờ, hơn 8.000 nhà dân bị ngập

Ngày 12-10, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Bình cho biết mưa to khiến huyện Lệ Thủy bị ngập lụt bất ngờ. Mực nước sông Kiến Giang vượt báo động 3 hơn 0,5m khiến hơn 8.000 nhà dân bị ngập lụt nặng. Tỉnh lộ 16 đi Lào bị ngập nhiều đoạn ở Vít Thù Lù, ngầm Bang, đoạn về thị trấn Kiến Giang. Hàng loạt tuyến đường liên thôn, liên xã bị lũ nhấn chìm, hàng ngàn hồ nuôi cá bị ngập, người dân bị mất trắng. Em Phạm Thị Lệ Thu (16 tuổi, ở xã An Thủy, Lệ Thủy) đi đánh cá lúc lũ lên, gặp lốc xoáy lật thuyền, đã tử vong.

M.Phong

Tin cùng chuyên mục