Tuổi nghỉ hưu cho nữ tránh cào bằng

Pháp luật hiện hành quy định tuổi hưu của lao động trong điều kiện làm việc bình thường đối với nữ giới là 55 tuổi và nam là 60 tuổi. Có không ít kiến đề xuất nâng độ tuổi nghỉ hưu phụ nữ lên mức 60 tuổi. Xét trên góc độ bình đẳng giới, phụ nữ và nam giới phải có quyền nghỉ hưu ở độ tuổi như nhau, tuy nhiên…
Tuổi nghỉ hưu cho nữ tránh cào bằng

Pháp luật hiện hành quy định tuổi hưu của lao động trong điều kiện làm việc bình thường đối với nữ giới là 55 tuổi và nam là 60 tuổi. Có không ít kiến đề xuất nâng độ tuổi nghỉ hưu phụ nữ lên mức 60 tuổi. Xét trên góc độ bình đẳng giới, phụ nữ và nam giới phải có quyền nghỉ hưu ở độ tuổi như nhau, tuy nhiên…

Tăng hay điều chỉnh?

Qua một cuộc thăm dò mới đây đối với một số nữ công nhân và công chức với câu hỏi: “Có nên tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi hay không?”, kết quả cho thấy, 70% không đồng ý, các ý kiến còn lại đồng ý nâng nhưng không nhất thiết phải tuổi 60.

Chị Nguyễn Thị Chung, công nhân ngành may, bày tỏ: “Tôi làm công nhân may từ năm 18 tuổi, đến nay mới 42 tuổi mà hết làm nổi rồi. Chắc cũng làm thêm ít năm nữa rồi xin nghỉ hưởng BHXH chứ không thể trụ lại ở tuổi 55 chứ nói gì đến 60”. Ngược lại, một cán bộ công chức lại cho rằng tuổi đi học, đi làm như nhau, thời gian phấn đấu, năng lực như nhau nhưng khi quy hoạch, bổ nhiệm, cán bộ nữ lại thiệt thòi hơn do đến tuổi nghỉ hưu trước.
 

Đa phần nữ công nhân lao động muốn nghỉ hưu sớm hơn quy định hiện hành.

Đa phần nữ công nhân lao động muốn nghỉ hưu sớm hơn quy định hiện hành.

Theo TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, hạn chế của các quy định hiện hành là không có sự phân biệt rõ ràng giữa lao động nữ làm việc tại khu vực sản xuất kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp. Trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng không có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngành nghề khác nhau. Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn, đa số ý kiến của lao động nữ ở khối sản xuất kinh doanh muốn về nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi hưu quy định hiện nay.

Với câu hỏi: “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ở ngành nghề đang làm, bao nhiêu thì phù hợp”, kết quả cho thấy 24% mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 45; 42,6% muốn về hưu ở tuổi 50 và gần 30% muốn nghỉ hưu ở tuổi 55. 73% lao động trả lời khảo sát cho rằng, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ khu vực sản xuất kinh doanh nên là 50 tuổi; chỉ 24,7% cho rằng nên là 55 tuổi và 2,1% đề nghị về hưu ở độ tuổi 60. Trong khi đó, phần đông lao động nữ khu vực hành chính sự nghiệp vẫn muốn về hưu ở tuổi 55.

Khảo sát cho thấy, 47,3% lao động khu vực hành chính sự nghiệp cho rằng, quy định tuổi như hiện nay là phù hợp. Có 54% ý kiến nhất trí nâng độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư lên 60 tuổi. Còn với nữ cán bộ quản lý phụ cấp chức vụ từ 0,8 trở lên, đa số cho rằng không nên nâng tuổi nghỉ hưu.

Cần thống nhất tuổi nghỉ hưu

TS Đặng Quang Điều cho rằng, cần thống nhất quy định về tuổi nghỉ hưu trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ luật Lao động quy định về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng thuộc các thành phần kinh tế nhưng lại được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp, nơi có đặc điểm lao động và môi trường lao động hoàn toàn khác với khu vực sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, Luật BHXH lại quy định về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động; cán bộ công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan... Nghị định 71 của Chính phủ quy định về kéo dài thời gian làm việc đối với chuyên gia cấp cao; những người có học vị tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư và những người có tài năng được cơ quan, đơn vị thừa nhận.
 
Tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ cần thống nhất chia nhóm để quy định tuổi hưu và phân định thành 2 khu vực: hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh. Khu vực sản xuất kinh doanh có 3 nhóm: tuổi hưu là 55 như đối với lao động nữ làm việc trong môi trường và điều kiện làm việc bình thường; từ 50 - 55 tuổi đối với nữ có đủ 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 47 - 50 tuổi đối với nữ có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề, công việc được quy định).

Cá biệt, với lao động nữ thuộc 2 ngành chế biến cao su và chế biến thủy, hải sản, cần giảm tuổi nghỉ hưu xuống còn 45. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp (trừ một số ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc thù) tuổi hưu cần nâng lên mức 58 tuổi (tăng 3 tuổi so với hiện nay) để sử dụng được tối đa nguồn nhân lực có chất lượng ở độ tuổi có nhiều kinh nghiệm.

Tuổi nghỉ hưu một số nước: Trung Quốc: nam 60 tuổi, nữ công chức 55 tuổi, nữ công nhân 50 tuổi; Nhật Bản: tuổi nghỉ hưu 65 tuổi cho nam và nữ; Anh, Brazil, Italia: nữ 60 tuổi, nam 65 tuổi; Ấn Độ: 58 tuổi cho nam và nữ. Trong khi đó, Đức, Hà Lan, Đan Mạch và Tây Ban Nha dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu lên 67 tuổi cho cả nam và nữ, riêng với Đan Mạch cân nhắc việc nâng cao độ tuổi nghỉ hưu lên đến 72. (Nguồn Internet

HỒ THU

Tin cùng chuyên mục