Phải xây dựng được sàn lương hưu tối thiểu

Như phân tích của các chuyên gia, khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh so với tiền lương thu nhập và ảnh hưởng đến tiền lương hưu, không đảm bảo nhu cầu sống của người về hưu. Tôi đồng tình về ý kiến của các đại biểu Quốc hội là “phải xây dựng được sàn lương hưu tối thiểu, để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người về hưu có mức lương thấp”.
Phải xây dựng được sàn lương hưu tối thiểu

Phản hồi loạt bài “Công nhân về hưu thành... người nghèo”

Như phân tích của các chuyên gia, khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh so với tiền lương thu nhập và ảnh hưởng đến tiền lương hưu, không đảm bảo nhu cầu sống của người về hưu. Tôi đồng tình về ý kiến của các đại biểu Quốc hội là “phải xây dựng được sàn lương hưu tối thiểu, để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người về hưu có mức lương thấp”.

Thiếu trầm trọng thợ kỹ thuật

Một thực trạng dễ thấy, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, kể cả người tốt nghiệp sơ cấp nghề và lao động phổ thông chưa đáp ứng được, đặc biệt phần kỹ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngoài vấn đề vừa nêu, một số ngành nghề cũng đang mất cân đối giữa các cấp đào tạo và nhu cầu tuyển dụng. Sự chênh lệch về thu nhập trong từng ngành nghề dẫn đến sự lựa chọn khác nhau trong nhu cầu tuyển dụng và tìm việc.

Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề, cơ cấu lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện nay là 1:3, tức là cứ 1 sinh viên tốt nghiệp đại học thì có 3 học viên tốt nghiệp trường nghề, trong khi đó, cơ cấu ở các nước tiên tiến trong khu vực lại là 1:10, tức là cứ 1 sinh viên tốt nghiệp đại học thì có 10 học viên tốt nghiệp trường nghề. Như vậy, để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, lực lượng thợ kỹ thuật của ta còn thiếu trầm trọng.

Không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng vào các trường đại học, cao đẳng. Trong hoàn cảnh đó, học nghề ngắn hạn là một hướng đi ngắn nhất để các bạn trẻ trở thành kỹ thuật viên với nhiều cơ hội việc làm. Đây là một con đường ngắn trong khi cơ hội việc làm lại rất nhiều.

Để được các doanh nghiệp tuyển dụng theo nghề đã học và làm việc có hiệu quả, phát triển nghề nghiệp là vấn đề hiện nay và những năm tới được người lao động, nhất là sinh viên, học sinh và người sử dụng lao động hết sức quan tâm.

Công nhân lao động phải chịu nhiều thiệt thòi từ lúc đang làm việc cho đến khi về hưu.

Công nhân lao động phải chịu nhiều thiệt thòi từ lúc đang làm việc cho đến khi về hưu.

Làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực

Thực trạng thị trường lao động TPHCM luôn trong tình trạng mất cân đối ở cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn. Từ góc độ của người làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, tôi đề xuất như sau:

1. Duy trì hiệu quả công tác thống kê cập nhật tình trạng lao động thất nghiệp, mất việc làm, di chuyển chỗ làm việc trên địa bàn TP và các quận, huyện. Tổ chức điều tra, khảo sát các doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ đó dự báo xu hướng nhu cầu lao động của từng lĩnh vực ngành nghề về số lượng và chất lượng. Tổ chức các hoạt động tiếp xúc trực tiếp và qua hệ thống mạng điện tử về kết nối thông tin giữa người lao động, sinh viên với doanh nghiệp; giữa hệ thống đào tạo với hệ thống các doanh nghiệp thông qua các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động và các hoạt động dịch vụ việc làm, sàn giao dịch - ngày hội việc làm.

2. Hoàn thiện và phát triển mô hình tổ chức hiệu quả công tác hướng nghiệp cho người sắp bước vào độ tuổi lao động, học sinh THPT, THCS, chú trọng các huyện ngoại thành về định hướng chọn nghề, học nghề, việc làm phù hợp. TP tiếp tục đẩy mạnh công tác phân luồng giữa giáo dục đại học và giáo dục dạy nghề. Cụ thể hóa chính sách đầu tư của Nhà nước trên cơ sở phân tầng về chất lượng các cơ sở dạy nghề, tập trung đầu tư phát triển một số trường dạy nghề trọng điểm chất lượng cao, làm nòng cốt cho sự phát triển nhanh và bền vững của hệ thống dạy nghề.

3. Xây dựng chương trình định hướng và giải pháp của TP đối với các trường dạy nghề và các doanh nghiệp về hợp tác, phối hợp đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nghề để người lao động chưa có việc làm có điều kiện thích nghi và hòa nhập thị trường lao động.

4. Tiếp tục hoàn thiện “Quy hoạch phát triển nhân lực TPHCM giai đoạn 2011 - 2020”. Nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đối với những ngành nghề chủ lực của TP và các ngành khoa học xã hội.

5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đồng thời đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế để tăng trưởng việc làm tại chỗ. Nghiên cứu đề xuất chính sách đột phá về tiền lương, trả lương cao xứng đáng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động chất lượng cao.

TRẦN ANH TUẤN
(Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM)

>> Phản hồi loạt bài “Công nhân về hưu thành... người nghèo”: Lương tối thiểu phải “sống được tối thiểu”

Tin cùng chuyên mục