Quỹ tiết kiệm công nhân

Cứ vào những ngày đầu tháng, như một thói quen, sau khi lãnh lương,  một số công nhân trong khu trọ lại đến gặp bà Lê Thị Thanh Hoa (chủ nhà trọ tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) để gửi tiền tiết kiệm. Sau đó, số tiền công nhân góp vào được bà Thanh Hoa mang ra hội phụ nữ phường để nhờ gửi ngân hàng. Với cách tiết kiệm này, cuối năm mỗi công nhân đều có một khoản tiền kha khá để trang trải cuộc sống.

Cứ vào những ngày đầu tháng, như một thói quen, sau khi lãnh lương,  một số công nhân trong khu trọ lại đến gặp bà Lê Thị Thanh Hoa (chủ nhà trọ tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) để gửi tiền tiết kiệm. Sau đó, số tiền công nhân góp vào được bà Thanh Hoa mang ra hội phụ nữ phường để nhờ gửi ngân hàng. Với cách tiết kiệm này, cuối năm mỗi công nhân đều có một khoản tiền kha khá để trang trải cuộc sống.

“Cô ơi, tháng này con gửi 200.000 đồng nha. Vì mới về quê ăn tết vào nên còn eo hẹp”, anh công nhân trẻ Nguyễn Văn Cương vừa nói vừa lấy tiền gửi bà Thanh Hoa. Lật cuốn sổ tiết kiệm, bà Thanh Hoa ghi vào cột tháng 3 nơi có tên Nguyễn Văn Cương, 200.000 đồng. Đến thời điểm này, có 20 công nhân tham gia gửi tiết kiệm. Cuốn sổ của bà Thanh Hoa ghi cụ thể, tháng nào, ai gửi bao nhiêu tiền và cuối trang là chữ ký cùng con dấu đỏ của hội phụ nữ phường xác nhận đã nhận bao nhiêu tiền.

Hình thức tiết kiệm này được bà Thanh Hoa vận động công nhân tham gia từ năm 2011. Khởi đầu từ suy nghĩ giúp công nhân dành dụm tiền để cuối năm có chi phí về quê hay sử dụng khi có đau bệnh bất ngờ. Nghĩ là làm, bà Thanh Hoa trình bày ý tưởng với Hội Phụ nữ quận Thủ Đức và được tán thành. Về nhà trọ, bà nói suy nghĩ của mình với những công nhân thân thiết hay qua lại nhà bà. Thấy bà nói có lý, những công nhân này tham gia và hôm sau thêm vài người đến gặp bà để gửi tiền. Có công nhân đến 1 tháng, 2 tháng sau mới bắt đầu tham gia, bà Thanh Hoa cũng nhận.

“Tôi không quy định mỗi tháng phải gửi bao nhiêu, ai có nhiều gửi nhiều, có ít gửi ít. Tháng này chi tiêu nhiều không thể gửi thì tháng sau gửi. Hình thức tiết kiệm này tuy lãi suất không nhiều, nhưng là để công nhân an tâm có nơi giữ tiền an toàn cho mình”, bà Thanh Hoa cho biết. Người này rủ người kia nên năm đầu tiên, quỹ tiết kiệm tại nhà bà Thanh Hoa có 15 người tham gia và cuối năm thu về hơn 40 triệu đồng chia lại cho công nhân ăn tết.

Tham gia quỹ tiết kiệm từ ngày đầu, chị Lê Thị Mộng Lành gửi đều đặn mỗi tháng 500.000 đồng. Có tháng tăng ca nhiều, hay được thưởng, chị gửi 1 triệu đồng, thậm chí là 1,5 triệu đồng. Chị Lành chia sẻ: “Mình xem đây là tiền dùng cho những lúc cấp bách, bởi nếu có việc cần dùng, mình yêu cầu thì cô Hoa sẽ rút phần tiền của mình ra. Trước đây, giữ tiền trong tay mình hay chi tiêu phung phí đến lúc cần thì không còn tiền, giờ thì an tâm vì mình có tiền tiết kiệm”.

Nhiều công nhân nhờ gửi tiết kiệm bằng hình thức trên đã có tiền mua xe máy, gửi về quê cho cha mẹ sửa nhà. Hay có trường hợp có mẹ bị bệnh xin rút tiền gửi về cho mẹ điều trị. Cái được hơn hết của hình thức tiết kiệm này chính là cuối năm mỗi công nhân có được một khoản tiền hơn 1 tháng lương để lo cho gia đình. Với tính hiệu quả ấy, công nhân tham gia quỹ tiết kiệm công nhân tại khu trọ nhà bà Thanh Hoa năm sau lại cao hơn năm trước và số tiền cũng nhiều hơn qua mỗi năm.

HỒNG HẢI

Tin cùng chuyên mục