Xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa

Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến cùng Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban chỉ đạo 33) vừa đi khảo sát thực tế, kiểm tra công tác triển khai xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

(SGGP).- Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến cùng Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban chỉ đạo 33) vừa đi khảo sát thực tế, kiểm tra công tác triển khai xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

Thời gian qua, các đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế đã đến khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm chất độc da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa. Kết quả cho thấy, tình trạng ô nhiễm trên diện rộng rất nặng, quá ngưỡng cho phép nhiều lần. Trong đó, khu Z1 đã được Binh chủng hóa học (Bộ Quốc phòng) xử lý bằng chôn lấp, cô lập trong diện tích 4,3ha; Văn phòng Ban chỉ đạo 33 cũng đã tổ chức vây quanh, ngăn chặn không để dioxin lan rộng, trên diện tích khoảng 15ha.

Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 33 cho biết, sân bay Biên Hòa là 1 trong 3 điểm nóng ô nhiễm dioxin. Trong đó, có 3 khu vực ô nhiễm nặng chủ yếu bên trong sân bay. Đó là khu Z1, khu Pacer Ivy, và một số hồ phía Bắc và phía Đông sân bay. Để góp phần xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, trong thời gian qua, với tài trợ của dự án GEF/UNDP (xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng tại Việt Nam), công trình ngăn chặn lan tỏa tạm thời tại sân bay Biên Hòa ở khu Pacer Ivy và một số hồ ở các khu phía Bắc và phía Đông sân bay đã được hoàn thành và nghiệm thu tháng 3-2014.

ĐỨC TRUNG

Tin cùng chuyên mục