Xử lý vi phạm môi trường còn nhiều bất cập

Chiều 21-3, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo về tình hình thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Đội trưởng Đội tham mưu tổng hợp, Phòng Phòng chống tội phạm môi trường Công an TPHCM, cho biết, Luật Bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt hành chính khá cao nhưng những biện pháp mạnh, mang tính răn đe như khởi tố hình sự vẫn chưa thể áp dụng.

(SGGP).- Chiều 21-3, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo về tình hình thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Đội trưởng Đội tham mưu tổng hợp, Phòng Phòng chống tội phạm môi trường Công an TPHCM, cho biết, Luật Bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt hành chính khá cao nhưng những biện pháp mạnh, mang tính răn đe như khởi tố hình sự vẫn chưa thể áp dụng.

Nguyên nhân là do để khởi tố doanh nghiệp (DN) có hành vi vi phạm môi trường cần phải xác định được mức độ tổn hại đến môi trường, nhưng làm thế nào để xác định mức độ tổn hại này lại rất khó. Từ năm 2007 đến nay, chỉ có một vụ vi phạm môi trường nhập phế liệu nguy hại được đưa ra khởi tố về hành vi buôn lậu và phải nhờ cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế khởi tố. Mặt khác, hiện số lượng DN nhiều nhưng lực lượng kiểm tra mỏng, trang thiết bị thiếu thốn nên khó kiểm soát các DN vi phạm.

Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh thanh tra Sở TN-MT TPHCM, cho biết thêm, theo Nghị định 117 quy định thanh tra môi trường có quyền rút giấy phép kinh doanh của DN nếu vi phạm môi trường, nhưng cũng không thực hiện được do vướng Luật DN. Ngoài ra, hiện việc chồng chéo trong công tác thanh kiểm tra môi trường diễn ra khá phổ biến.

A.Vân

Tin cùng chuyên mục