Ngày thi đầu tiên ĐH 2009, đợt 2

Xứng đáng là đề thi đại học

(SGGP). - Theo báo cáo nhanh của Bộ GD – ĐT, kết thúc ngày thi thứ nhất đợt 2 đã có 623.749 thí sinh (TS) đến làm thủ tục dự thi các môn Sinh khối B, Văn khối C, D, môn Toán khối B, D, môn Sử khối C, đạt tỷ lệ 71,63%. Ngày mai 10-7, các TS sẽ thi các môn cuối cùng của đợt 2, khép lại kỳ thi ĐH năm 2009.

>> Gợi ý bài giải môn Toán (khối D), môn Sử (khối C), môn Toán (khối B) - ngày thi 9-7-2009

>> Mời bạn xem gợi ý bải giải Tuyển sinh môn Văn - Khối C, - ngày thi 9-7-2009

>> Gợi ý bải giải Tuyển sinh môn Văn - Khối D, - ngày thi 9-7-2009

>> Gợi ý bài giải môn Sinh, khối B - ngày thi 9-7-2009

Trong ngày thi đầu tiên, cả nước có 8 TS đến muộn và 6 trong số này không được dự thi. Tổng số TS bị kỷ luật trong ngày 9-7 là 60 trường hợp, giảm 48 trường hợp so với năm 2008. Trong đó, khiển trách 6, đình chỉ 54 và chưa phát hiện trường hợp nào thi hộ. Lý do xử lý kỷ luật chủ yếu là mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi.

Có 2 cán bộ coi thi bị khiển trách và 3 cán bộ coi thi bị đình chỉ. Trong đó, 2 trường hợp khiển trách do mở đề sớm 5 phút; 2 bị đình chỉ do phát đề chậm 13 phút; 1 bị đình chỉ do làm việc riêng trong lúc làm nhiệm vụ.

Theo đánh giá chung, đề thi năm nay mang tính phân hóa cao, đánh giá đúng học lực của TS, đặc biệt môn Văn – lần đầu tiên – đã thể hiện rõ bản chất của môn học “là nhân học” khi đặt vấn đề về đạo đức và trách nhiệm công dân của những người chủ tương lai đất nước.

Thí sinh Trường Đại học Ngoại giao chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi. Ảnh: MINH ĐIỀN

Thí sinh Trường Đại học Ngoại giao chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi. Ảnh: MINH ĐIỀN

        Hà Nội: Quay phim theo dõi các phòng thi

Ghi nhận của phóng viên tại Hà Nội cho thấy, trong đợt thi thứ 2, công tác chuẩn bị thi của nhiều trường đã chu đáo hơn do được rút kinh nghiệm từ đợt 1. “Chúng tôi đã chuẩn bị hơn 1.000 khẩu trang. Mỗi điểm thi đều có bác sĩ túc trực, sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A/H1N1”, GS Nguyễn Hòa, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết.

Còn tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, nhà trường tổ chức quay camera từng phòng thi. Một màn hình lớn được đặt ngay trong phòng Thường trực hội đồng thi của Học viện. Trên đó, lần lượt hiển thị hình ảnh của các phòng thi.

“Không chỉ 2 giám thị ở trong phòng, giám thị hành lang mà còn hàng chục giám thị “vòng 3” luôn túc trực theo dõi qua màn hình”, GS-TS. Dương Xuân Ngọc, Trưởng Ban chỉ đạo thi Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói. Chính nhờ vậy, sáng 9-7, tại điểm thi Trường Tiểu học Dịch Vọng A có 1 trường hợp TS mang di động vào phòng thi, giám thị đã kịp thời phát hiện ngay khi vừa bóc đề và lập biên bản đình chỉ thi.

Phụ huynh xem gợi ý giải đề thi trên Báo SGGP 12 Giờ trong lúc chờ thí sinh thi. (Ảnh chụp trước Trường THPT Trưng Vương). Ảnh: CAO THĂNG.

Phụ huynh xem gợi ý giải đề thi trên Báo SGGP 12 Giờ trong lúc chờ thí sinh thi. (Ảnh chụp trước Trường THPT Trưng Vương). Ảnh: CAO THĂNG.

        TPHCM: Chuyển nhầm đề thi

So với đợt thi đầu tiên, ngày thi thứ nhất của đợt thi thứ 2 có nhiều TS vi phạm và bị đình chỉ thi. Tại điểm thi Trường TC nghề Thủ Đức thuộc hội đồng thi (HĐT) ĐH DL Kỹ thuật Công nghệ TPHCM có 2 cán bộ bị đình chỉ: 1 cán bộ (ban chỉ đạo điểm thi) là phó hiệu trưởng của trường bị đình chỉ vì rời khỏi vị trí và để máy tính (không niêm phong) trong phòng làm việc và 1 cán bộ khác mang ĐTDĐ vào khu vực thi. HĐT Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tại phòng thi số 514 giám thị số 2 ngủ trong khi làm nhiệm vụ.

Về thông tin “chuyển nhầm đề thi đã bóc ra khỏi ¼ túi đựng đề thi” tại điểm thi số 13 Trường THPT Bùi Thị Xuân (thuộc HĐT Trường ĐH Sư phạm TPHCM), ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam – Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT cho biết: Buổi sáng thi môn Văn khối D, ban thư ký đã đưa nhầm túi đề thi của phòng số 2 cho phòng số 5.

Phụ huynh các thí sinh dự thi vào Đại học Y Dược TPHCM bàn tán về đề thi môn Toán. Ảnh: MAI HẢI

Phụ huynh các thí sinh dự thi vào Đại học Y Dược TPHCM bàn tán về đề thi môn Toán. Ảnh: MAI HẢI

        Cả nước: Nhiều thí sinh ngất xỉu do áp lực thi

Ngày 9-7, thời tiết tại Thừa Thiên-Huế đột ngột nắng nóng trên 37oC khiến phần lớn TS, đặc biệt là TS nữ, đều mệt lử vào cuối giờ thi.

Tại điểm thi Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Huế, trong lúc thi môn Văn, TS Hoàng Đình Tuy đã phải đi cấp cứu. Theo chẩn đoán của bác sĩ, TS này có bệnh lý về tim, có lẽ do sức ép của kỳ thi nên sức khỏe suy sụp, không thể thực hiện bài thi như các TS khác.

Tại Quy Nhơn, sáng 9-7, cụm thi này đã có 1 TS phải cấp cứu vì bị đau tim. Còn cụm thi Cần Thơ có 3 TS do hạ can - xi ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu.

Trong khi đó, ở TPHCM, điểm thi Trường Trung học Thủy sản thuộc HĐT Trường ĐH Mở, vào buổi sáng 9-7 có 1 TS quê ở Nghệ An thi khối D1 sau khi thi xong môn Văn, trong lúc đi bộ qua đường đã bị xe gắn máy tông phải, được cấp cứu tại Bệnh viện Triều An. Các bác sĩ đã tận tình chữa trị và TS này đã tiếp tục được dự thi.

Cũng thuộc HĐT ĐH Mở tại điểm thi Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) 1 TS nam nhà ở huyện Bình Chánh, thi khối D1 sau khi làm xong bài môn Văn, TS này lên cơn hội chứng thần kinh chạy ra giữa sân trường phơi nắng, hò hét… Thấy vậy, các nhân viên y tế đến để đưa em vào phòng y tế nhưng em này bỏ chạy vào phòng vệ sinh khóa cửa. Sau đó, các cán bộ coi thi đã liên hệ với gia đình để đưa em về nhà.

Nhận xét đề

Môn Văn - Đề văn hay

Đề Ngữ văn khối C, D đã đáp ứng yêu cầu kiểm tra kiến thức toàn diện và kỹ năng của thí sinh (TS), đề thi bao quát cả chương trình lớp 11 lẫn 12, với câu hỏi bao gồm cả lý luận văn học và cảm thụ văn chương, cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học, cả phần thơ và phần văn xuôi.

Đề văn khối C được đánh giá là hay ở các câu I, II, IIIa, IIIb, nhưng đề hoàn toàn không dễ. Tính phân hóa của đề cao nên TS học lực trung bình hoặc trung bình khá sẽ khó “kiếm” được điểm 5. Các câu hỏi khá rõ ràng song với yêu cầu kỹ năng tổng hợp và phân tích, đòi hỏi TS phải nắm chắc kiến thức, biết phân tích đề và cảm thụ văn chương thì mới hoàn thành tốt yêu cầu của các câu hỏi.

Đề thi phong phú, đặc biệt là có đề cập đến những tình huống thực tế như thi rớt hay gian lận thi cử (câu II). Hai câu nghị luận văn học (5 điểm) đều hay. Dạng câu hỏi này sẽ kiểm tra được tư duy tổng hợp, khái quát. Do đề thi phân hóa rất rõ ràng, các trường có thể tuyển chọn những TS thực sự có năng lực vào ngành KHXH - NV. Đề hay nên hy vọng sẽ có nhiều bài viết hay.

Đề văn khối D tuy cũng có tính phân hóa nhưng TS trung bình có thể đạt được điểm 5 dễ dàng. Đề có tính chuyên sâu nhưng không quá khó, các câu hỏi nằm trong chương trình.

Giảng viên Trần Hồng Đương
(TT BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn)

Môn Sinh - Tính phân hóa cao

So với các đề thi trắc nghiệm của các năm về trước, đề thi năm nay hay, xứng đáng là đề thi tuyển sinh ĐH. Cấu trúc đề thi đúng với thông báo của Bộ GD - ĐT. Tính phân hóa của đề thi rất cao, khá nhiều câu “đánh đố” (câu 3; 8; 28; 52 - mã đề 462), đòi hỏi TS phải tư duy, có kỹ năng tính toán tốt mới làm kịp giờ.

Ở câu 55 (mã đề 462) (phần chương trình nâng cao), nếu chỉ dựa vào SGK, TS có thể chọn sai đáp án do SGK ghi sai tên nhóm VK (trang 252/Sinh học 12 Nâng cao). Có khoảng 10 câu rất dễ, nhưng chỉ có TS học lực khá, giỏi mới đủ sức làm trọn vẹn đề thi, TS sức học trung bình hoặc trung bình – khá sẽ rất khó đạt điểm 6, 7.

Cô Đặng Thị Yến (Trường THPT Tân Bình)

Môn Toán - Khó hơn năm trước

Nhìn chung, các đề của 3 khối thì đề khối D tương đối dễ chịu, nhưng đề năm nay vẫn khó hơn năm trước và có tính chất phân loại TS cao, ngược lại nội dung chương trình 12 trong đề thi chiếm 60%, nên TS cũng gặp nhiều trở ngại nhưng qua đó TS muốn làm bài tốt phải ôn tập kỹ và sâu cho toàn bộ chương trình THPT.

Các câu phân loại TS gồm câu: II.2, V là các câu đòi hỏi TS cần có nhiều kỹ năng tính toán, biến đổi. Nhất là câu V khó nhất, chỉ dành cho TS thật sự giỏi, các câu còn lại có độ khó rải đều. Câu II.1, phương trình lượng giác và câu VII.a: hàm phức thuộc chương trình mới, cũng phức tạp hơn khối A. Nên học sinh khá giỏi chỉ đạt 7 điểm là không nhiều. Chỉ có TS thật sự xuất sắc mới đạt điểm 9, 10.

Giảng viên Lưu Nam Phát
(TT BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn)


BÊN LỀ

Suýt thi trong... ánh nến

Tại điểm thi Trường Marie Curie (HĐT ĐH Mở), lúc 6 giờ 30 xảy ra tình trạng mất điện ở 4 phòng thi thuộc dãy C (pha Điện Biên Phủ). Do ở đoạn cuối hành lang nên những phòng này bị tối và ban chỉ đạo tuyển sinh đã định mua nến thắp và dồn TS ở 4 phòng này vào 2 phòng thi lớn. Tuy nhiên sự cố trên đã được khắc phục trước giờ phát đề, lúc đó là 6 giờ 55 phút.

Đến trường thi bằng 1 chân

Đó là TS Vũ Văn Công (SN 1989, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), dự thi vào ngành Luật tại HĐT Đại học Đà Lạt bị bại liệt từ nhỏ, nhà xa trường học nhưng với nghị lực và ước mơ làm chủ tương lai đã giúp Công vượt qua 12 năm đèn sách để có mặt tại kỳ thi này.
 

Bạn đọc Báo SGGP ủng hộ thí sinh thi ĐH

Sau khi Báo SGGP có đưa thông tin về trường hợp TS Bích Thị Xuân, người dân tộc Chăm quê ở Bình Thuận, nhịn đói cả 3 ngày liền để dành tiền nộp lệ phí thi, một bạn đọc đã gọi đến Báo SGGP và xin được gặp TS này để hỗ trợ cho TS với số tiền 1 triệu đồng.


Nhóm PV

Sinh viên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự tại trước cổng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM (ảnh chụp lúc 6g20 sáng nay, 9-7). Ảnh: Đ.H.

Sinh viên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự tại trước cổng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM (ảnh chụp lúc 6g20 sáng nay, 9-7). Ảnh: Đ.H.

Kiểm tra phiếu báo danh thí sinh trước khi vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Nông Lâm TPHCM. Ảnh: MAI HẢI

Kiểm tra phiếu báo danh thí sinh trước khi vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Nông Lâm TPHCM. Ảnh: MAI HẢI

Trong phòng thi môn Văn, sáng 9-7 tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Ảnh: Minh Điền

Trong phòng thi môn Văn, sáng 9-7 tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Ảnh: Minh Điền

Thí sinh làm thủ tục cuối cùng trước khi vào phòng thi, sáng 9-7 (ảnh chụp tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Thí sinh làm thủ tục cuối cùng trước khi vào phòng thi, sáng 9-7 (ảnh chụp tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Một phụ huynh ngồi ngóng con trong buổi thi đầu tiên (ảnh chụp tại điểm thi khu vực Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Một phụ huynh ngồi ngóng con trong buổi thi đầu tiên (ảnh chụp tại điểm thi khu vực Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Thanh niên tình nguyện hướng dẫn thí sinh vào phòng thi (ảnh chụp tại khu vực Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Thanh niên tình nguyện hướng dẫn thí sinh vào phòng thi (ảnh chụp tại khu vực Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Minh Điền

Phòng thi tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội: mỗi thí sinh 1 bàn. Ảnh: Minh Điền

Phòng thi tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội: mỗi thí sinh 1 bàn. Ảnh: Minh Điền

Tin cùng chuyên mục