Tử vong vì ăn tiết canh heo

Sau khi ăn cháo lòng, tiết canh heo, ông Đỗ N. L. (67 tuổi ở Phú Thọ) đã bị sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ và xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai, cẳng chân và đùi do nhiễm liên cầu khuẩn heo. Sau đó, ông L. được người nhà chuyển tới cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhưng vẫn không thoát khỏi ... “tử thần”.
Tử vong vì ăn tiết canh heo

(SGGPO). – Sau khi ăn cháo lòng, tiết canh heo, ông Đỗ N. L. (67 tuổi ở Phú Thọ) đã bị sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ và xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai, cẳng chân và đùi do nhiễm liên cầu khuẩn heo. Sau đó, ông L. được người nhà chuyển tới cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhưng vẫn không thoát khỏi ... “tử thần”.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh heo. Bệnh nhân là ông Đỗ N. L. (67 tuổi ở Phú Thọ) sau một ngày ăn cháo lòng, tiết canh heo, ông L. bị sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ và xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai, cẳng chân và đùi. Sau đó, ông L. được người nhà chuyển lên cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm trùng máu do nhiễm liên cầu khuẩn heo. Mặc dù ngay sau đó, ông L. đã được điều trị tích cực, dùng kháng sinh, dùng thuốc vận mạch, thở máy, lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc nhiễm trùng không cải thiện và bệnh nhân đã tử vong vào ngày 22-5.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết thêm, thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho thấy có tới 80% số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó, có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều tử vong. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu heo bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay. Đặc biệt tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu heo đều do tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh trong quá trình giết mổ, chế biến hoặc ăn tiết canh heo. Để phòng bệnh liên cầu heo, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt heo ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh.

MINH KHANG

Tin cùng chuyên mục