Chớ lạm dụng thuốc chữa viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý có tính chất tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch ở nhiều khớp và có hoặc không các tổn thương ngoài khớp. VKDT có biểu hiện sưng đau nhiều khớp kèm theo tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài. Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt.
Chớ lạm dụng thuốc chữa viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý có tính chất tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch ở nhiều khớp và có hoặc không các tổn thương ngoài khớp. VKDT có biểu hiện sưng đau nhiều khớp kèm theo tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài. Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt.

Chớ lạm dụng thuốc chữa viêm khớp ảnh 1



Tuy nhiên, hiện người bệnh thường tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Một là thuốc kháng viêm không chứa corticoid. Khi người bệnh tự sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ gây ra những tác dụng rất nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa hoặc làm tăng những biến cố về bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, gây suy thận nặng hơn. Hai là thuốc kháng viêm có chứa corticoid. Khi mới dùng thì người bệnh rất là thoải mái, dễ chịu, giảm đau, ăn ngon, ngủ dễ. Nếu người bệnh không biết, vẫn sử dụng trong một thời gian dài với liều cao thì sẽ dẫn đến những biến chứng như loãng xương, tăng huyết áp, tiểu đường, rạn da, dễ nhiễm trùng, đục thủy tinh thể…

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở lứa tuổi 30 - 50 (chiếm 73% - 85%). Nữ có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 - 6 lần. Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu như đau nhức khớp hoặc cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng; đau khớp dai dẳng, nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, nóng, đau đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày; sưng đau khớp kéo dài trên 2 tháng ở phụ nữ trung niên. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm là rất quan trọng bởi vì tổn thương phá hủy khớp có thể xuất hiện rất sớm trong quá trình của bệnh. Khoảng 30% người bệnh có biểu hiện bào mòn xương tại thời điểm chẩn đoán và tỷ lệ này có thể tăng lên 60% trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, VKDT khó chẩn đoán vì không có một xét nghiệm riêng nào dành cho bệnh này. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm cũng như dễ bỏ sót chẩn đoán. Chính vì vậy, người bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm. Khi đi khám bệnh, người bệnh cần mô tả kỹ các triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng kết hợp với một số xét nghiệm để chẩn đoán. Các xét nghiệm cần làm là phản ứng viêm (tốc độ lắng máu, CRP), yếu tố dạng thấp (RF), kháng thể kháng CCP (AntiCCP), Xquang..

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên có chế độ ăn cân đối, không cần kiêng các thực phẩm có chất tanh (cua, tôm...), trừ những người dị ứng với loại thực phẩm này. Nếu người bệnh VKDT đang dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon...) cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè...,  nên bổ sung chất có nhiều canxi (sữa và chế phẩm) và kali (chuối, rau cải..). Trong sinh hoạt, người bệnh cần lưu ý tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi; dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn, giúp việc đứng lên dễ hơn; khi nâng một vật nào đó, cần nâng bằng cả hai tay; khi di chuyển đồ vật, nhất là vật nặng, nên đẩy, không nên nhấc lên; khi đi ngủ, nên nằm ngủ bằng lưng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc; tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng, có tác dụng giảm đau,

BS-CKI CAO THANH NGỌC
(Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Tin cùng chuyên mục