2 loại phí mới sẽ hạn chế phương tiện cá nhân

(SGGP).– Sau khi đề xuất thu phí lưu hành phương tiện với ô tô, xe máy và phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm được Bộ GTVT đưa ra, phần lớn dư luận xã hội đồng loạt lên tiếng phản đối khi cho rằng giải pháp này là phí chồng phí, tạo thêm gánh nặng cho dân.

(SGGP).– Sau khi đề xuất thu phí lưu hành phương tiện với ô tô, xe máy và phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm được Bộ GTVT đưa ra, phần lớn dư luận xã hội đồng loạt lên tiếng phản đối khi cho rằng giải pháp này là phí chồng phí, tạo thêm gánh nặng cho dân.

Ngày 10-1, Bộ GTVT đã giải thích rõ hơn về cơ sở của đề xuất thu phí này và cho biết nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) thông qua thì 2 loại phí này sẽ được triển khai sớm.

Bộ GTVT nêu rõ, tại kỳ họp 2 QH khóa XIII, Chính phủ đã báo cáo QH về nguyên nhân gia tăng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trong đó có sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện cá nhân đồng thời kiến nghị hàng loạt giải pháp đồng bộ trong đó có giải pháp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Phí và lệ phí theo hướng bổ sung phí lưu hành phương tiện và phí đi vào trung tâm giờ cao điểm.

Cũng theo Bộ GTVT, QH đã tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ và Bộ GTVT (thể hiện tại Nghị quyết số 21/2011/QH13). Sau đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành sớm nghiên cứu trình cơ quan thẩm quyền ban hành 2 loại phí mới này.

Theo Bộ GTVT, mục tiêu của việc thêm 2 loại phí trên nhằm đưa ra những giải pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần phương tiện cá nhân, giảm mật độ phương tiện lưu thông giờ cao điểm trong nội đô để giảm ùn tắc. Đề xuất này cũng tạo ra nguồn thu đáng kể, khoảng hơn 15.239 tỷ đồng cho việc chống ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Đề xuất này làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân để hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng.

B.Quyên

Tin cùng chuyên mục