2 vi bằng được chấp nhận làm chứng cứ

Ngày 8-9, Ban Pháp chế HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Văn phòng thừa phát lại quận 5 về tổ chức, hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TPHCM. Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7-2010 đến nay, Văn phòng thừa phát lại quận 5 tống đạt 3.972 văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án, lập 329 vi bằng, thực hiện xong 12 vụ xác minh điều kiện thi hành án và 1 vụ thi hành án.

(SGGP).- Ngày 8-9, Ban Pháp chế HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Văn phòng thừa phát lại quận 5 về tổ chức, hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TPHCM. Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7-2010 đến nay, Văn phòng thừa phát lại quận 5 tống đạt 3.972 văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án, lập 329 vi bằng, thực hiện xong 12 vụ xác minh điều kiện thi hành án và 1 vụ thi hành án.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Giang, Trưởng Văn phòng thừa phát lại quận 5, hoạt động thừa phát lại gặp không ít khó khăn do người dân chưa quen với chế định mới này và thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước; việc thanh toán chi phí tống đạt từ phía tòa án, cơ quan thi hành án còn chậm trễ…

Nhận xét chế định thừa phát lại là một trong những chủ trương đột phá trong cải cách tư pháp, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lê Thị Bình Minh chia sẻ những khó khăn mà 5 văn phòng thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TPHCM gặp phải trong thời gian qua; nhất trí với kiến nghị của ông Giang rằng trong bản án, quyết định của tòa án nên bổ sung nội dung: “Sau khi bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền liên hệ cơ quan thi hành án dân sự hoặc văn phòng thừa phát lại để yêu cầu thi hành án” nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các bên.

Chánh Văn phòng TAND TPHCM Trần Thị Hồng Việt cho biết, đến nay đã có 2 vi bằng do các văn phòng thừa phát lại lập được tòa án chấp nhận là chứng cứ trong quá trình xét xử. 

A.CHÂN

Tin cùng chuyên mục