Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc hen hàng năm trên toàn cầu là 5% – 6% dân số. Ước tính có khoảng 235 triệu người và hầu hết là trẻ em. Tại Việt Nam, tỷ lệ hen chiếm khoảng 3,9% dân số. Theo nghiên cứu dịch tễ hen tại TP HCM, tỷ lệ hen tại đây cao nhất cả nước, đặc biệt là ở trẻ em, cứ 10 trẻ thì có tới 3 trẻ mắc hen phế quản. Tỷ lệ tử vong do hen đã vượt lên trên tỷ lệ tử vong do ung thư.Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về hen phế quản, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị… Sau đây là giải đáp của các bác sỹ đầu ngành chuyên khoa hô hấp cho những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân hen phế quản.
1. Ho, khó thở nhiều về đêm có phải bị hen không?
Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở, với 3 quá trình bệnh lý: viêm, co thắt và gia tăng đáp ứng quá mức của đường thở, dẫn tới 4 biểu hiện của bệnh gồm: ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Các triệu chứng này nặng lên về đêm và sáng sớm cùng với sự tắc nghẽn đường thở. Nếu bị ho, khó thở nhiều về đêm có thể là bị hen nhưng cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
2. Khi nào cần đưa người bệnh hen đi cấp cứu?
Khi người bệnh có một trong các triệu chứng sau đây: nhịp thở > 25 lần/phút; mạch > 115 lần/phút; tím tái, vã mồ hôi; phổi “im lặng”, không nghe thấy tiếng thở; dùng thuốc cắt cơn không hiệu quả, cơn khó thở ngày một nặng thì cần đưa ngay người bệnh đi cấp cứu để tránh những hậu quả đáng tiếc.
3. Người bệnh hen có nên tập thể dục không? Nên tập môn gì?
Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, kể cả người bị hen. Những môn thể thao phù hợp với người hen: đi bộ, đạp xe đạp, bơi, khí công, thể dục nhịp điệu... Không nên tập những môn cần gắng sức quá nhiều như chạy, võ đối kháng, cũng không nên tập luyện vào mùa lạnh, khô. Trước khi tập, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để lựa chọn môn thể dục phù hợp.
4. Hen có phải bệnh di truyền không?
Trong bệnh hen có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30%-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50%-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10%-15%.
5. Kết hợp điều trị hen phế quản bằng thuốc thảo dược cao lỏng 250ml và thuốc cắt cơn như thế nào cho hiệu quả?
Phối hợp điều trị dự phòng bằng thuốc hen thảo dược và điều trị cắt cơn hen cấp tính bằng thuốc Tây y để có hiệu quả điều trị cao nhất. Phác đồ điều trị của thuốc hen thảo dược kéo dài một đợt từ 8 – 10 tuần (bệnh nặng từ 3 – 4 đợt), ngày 2 lần, liều lượng tùy theo độ tuổi. Thời gian đầu mới điều trị bằng thuốc hen thảo dược, nếu còn xuất hiện các cơn hen cấp tính, có thể dùng thuốc cắt cơn hen của Tây y. Dùng đủ đợt điều trị của thuốc hen thảo dược, cơn hen không tái phát, kết quả duy trì lâu dài (thực tế đã có nhiều bệnh nhân 8 – 10 năm không bị lên cơn hen).
6. Ưu điểm nổi trội của hen thảo dược cao lỏng 250ml trong điều trị tận gốc hen phế quản?
Ba ưu điểm nổi trội của thuốc hen thảo dược đã được chứng minh:
- Điều trị tận gốc bệnh, đặc trị hen phế quản mạn tính, kết thúc đợt điều trị cơn hen không tái phát. Kết quả điều trị được duy trì lâu dài.
- Điều hòa công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp bệnh ổn định, sức khỏe tăng cường.
- Thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn và hạn chế các tác dụng phụ.
7. Thuốc hen thảo dược là thuốc hay thực phẩm chức năng?
Thuốc hen thảo dược là THUỐC ĐIỀU TRỊ hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, không phải thực phẩm chức năng.
Xem thêm thông tin về cách phòng & điều trị hen phế quản hiệu quả tại website www.benhhen.vn