Không “đọ” tiền
Kênh CNBC cho hay, để theo đuổi tham vọng dự án Một vành đai, một con đường, Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Điều này đã khiến New Delhi không hài lòng và từ chối tham gia “con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 9-2017.
Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindu khẳng định, New Delhi sẽ gặp khó nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư, thay vào đó, New Delhi nên phát huy lợi thế của mình. Đồng tình với quan điểm trên, Thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định, Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư còn Ấn Độ có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau. Đây là điều luôn được Ấn Độ đánh giá cao và theo đuổi. Để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi. Từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài dược phẩm giá phải chăng được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.
Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupee Ấn Độ để giảm các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.
Hợp tác Ấn Độ - Nhật Bản
Ngoài tự lực, Ấn Độ thời gian qua còn chú trọng tới phát triển quan hệ với các nước, trong đó có Nhật Bản, để kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ ở châu Á, mà cả ở châu Phi. Dự án đường sắt cao tốc Ấn Độ được xây dựng với 81% nguồn vốn vay Nhật Bản với lãi suất 0,1% trong vòng 50 năm là một biểu tượng cho sự hợp tác giữa Ấn Độ - Nhật Bản đối chọi với dự án Một vành đai, một con đường mà Trung Quốc triển khai từ năm 2013, nhằm thiết lập “con đường tơ lụa” mới nối miền Đông Trung Quốc, lục địa Á - Âu và châu Phi qua ngã Pakistan.
Hiện Tokyo và New Delhi đang hợp tác xây dựng dự án Hành lang tăng trưởng Á - Phi. Dù chưa được triển khai như dự án Một vành đai, một con đường nhưng 3 trung tâm nghiên cứu của Ấn Độ và Nhật Bản đã cho ra đời bản báo cáo đầu tiên hồi tháng 5-2017 kêu gọi thiết lập một hành lang về thể chế và công nghiệp giữa châu Á và châu Phi. Một trong những mục tiêu đề ra là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở các cảng biển để khuyến khích giao thương hàng hải giữa hai châu lục.
Đối với New Delhi, hợp tác với Tokyo đặc biệt cần thiết, nhất là khi Ấn Độ không thể một mình đối chọi với chính sách “ngoại giao tấm séc” mà Trung Quốc đang áp dụng. Eo hẹp về tài chính, Chính phủ Ấn Độ đã mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản để phục hồi kinh tế và tạo thêm việc làm. Chỉ trong vòng 3 năm qua, đầu tư của Nhật vào Ấn Độ đã tăng hơn gấp 2 lần, từ 2 tỷ USD lên 4,7 tỷ USD. Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã thỏa thuận tăng cường hợp tác trên lĩnh vực quân sự, đặc biệt là hải quân, trong bối cảnh hải quân Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng.
Kênh CNBC cho hay, để theo đuổi tham vọng dự án Một vành đai, một con đường, Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Điều này đã khiến New Delhi không hài lòng và từ chối tham gia “con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 9-2017.
Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindu khẳng định, New Delhi sẽ gặp khó nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư, thay vào đó, New Delhi nên phát huy lợi thế của mình. Đồng tình với quan điểm trên, Thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định, Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư còn Ấn Độ có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau. Đây là điều luôn được Ấn Độ đánh giá cao và theo đuổi. Để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi. Từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài dược phẩm giá phải chăng được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.
Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupee Ấn Độ để giảm các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.
Hợp tác Ấn Độ - Nhật Bản
Ngoài tự lực, Ấn Độ thời gian qua còn chú trọng tới phát triển quan hệ với các nước, trong đó có Nhật Bản, để kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ ở châu Á, mà cả ở châu Phi. Dự án đường sắt cao tốc Ấn Độ được xây dựng với 81% nguồn vốn vay Nhật Bản với lãi suất 0,1% trong vòng 50 năm là một biểu tượng cho sự hợp tác giữa Ấn Độ - Nhật Bản đối chọi với dự án Một vành đai, một con đường mà Trung Quốc triển khai từ năm 2013, nhằm thiết lập “con đường tơ lụa” mới nối miền Đông Trung Quốc, lục địa Á - Âu và châu Phi qua ngã Pakistan.
Hiện Tokyo và New Delhi đang hợp tác xây dựng dự án Hành lang tăng trưởng Á - Phi. Dù chưa được triển khai như dự án Một vành đai, một con đường nhưng 3 trung tâm nghiên cứu của Ấn Độ và Nhật Bản đã cho ra đời bản báo cáo đầu tiên hồi tháng 5-2017 kêu gọi thiết lập một hành lang về thể chế và công nghiệp giữa châu Á và châu Phi. Một trong những mục tiêu đề ra là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở các cảng biển để khuyến khích giao thương hàng hải giữa hai châu lục.
Đối với New Delhi, hợp tác với Tokyo đặc biệt cần thiết, nhất là khi Ấn Độ không thể một mình đối chọi với chính sách “ngoại giao tấm séc” mà Trung Quốc đang áp dụng. Eo hẹp về tài chính, Chính phủ Ấn Độ đã mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản để phục hồi kinh tế và tạo thêm việc làm. Chỉ trong vòng 3 năm qua, đầu tư của Nhật vào Ấn Độ đã tăng hơn gấp 2 lần, từ 2 tỷ USD lên 4,7 tỷ USD. Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã thỏa thuận tăng cường hợp tác trên lĩnh vực quân sự, đặc biệt là hải quân, trong bối cảnh hải quân Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng.