Bài 2: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Việc sử dụng lượng lớn nguồn năng lượng hóa thạch đã gây phát thải khí CO2, làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Để cải thiện tình trạng này, thì giải pháp phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xem là ưu việt nhất.
Bài 2: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Việc sử dụng lượng lớn nguồn năng lượng hóa thạch đã gây phát thải khí CO2, làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Để cải thiện tình trạng này, thì giải pháp phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xem là ưu việt nhất.

Bài 2: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ảnh 1

Sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại Khu công nghệ cao quận 9

Tiềm năng lớn

Ông Nguyễn Đức Vinh, Trung tâm Swedish Centec Vietnam cho biết, tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, cả nước có 14 dự án điện gió nối lưới đang trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư (892,5MW)và 7 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng công trình (205MW). Cường độ năng lượng khoảng 500-1.000KWh/m² mỗi năm tại các vùng Duyên Hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tại các vùng khác dưới 500 kWh/m² mỗi năm. Ngân hàng Thế giới đã ước tính Việt Nam có thể phát triển điện gió trên diện tích chiếm khoảng 8% tổng diện tích cả nước (tương ứng 102 nghìn MW).

Các hệ thống pin mặt trời đã có mặt ở 38 tỉnh, thành trong cả nước và một số bộ, ngành sử dụng, tổng công suất điện pin mặt trời của Việt Nam hiện nay khoảng 1,4MW. Số lượng các nhà máy sản xuất khí sinh học, sinh khối đã phủ sóng ở nhiều nơi như ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Thọ Bình Phước, Đồng Nai... năng lượng địa nhiệt có thể khai thác 200MW vào năm 2020.

Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5KWh/m²/ngày tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu quy đổi/năm. Không chỉ có vậy, là một nước nông nghiệp, hàng năm các phế thải sau thu hoạch và sau chế biến đã tạo ra một nguồn năng lượng sinh khối dồi dào, quy đổi ra dầu tương đương khoảng 43-46 triệu tấn/năm.

Tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công thương đánh giá: Phát triển NLTT là phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết việc làm cho người lao động hướng đến phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu…

Tiềm năng về phát triển NLTT tại Việt Nam là rất lớn với các dự án về phong điện, điện mặt trời, địa nhiệt, khí sinh học, sinh khối và nhất là giá thành sản xuất đang ngày càng giảm sẽ là điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển NLTT phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ưu tiên từng dự án

Một trong những lý do quan trọng khiến nguồn tài nguyên này bị bỏ ngỏ là do chi phí đầu tư tương đối đắt đỏ, khả năng vận hành và bảo dưỡng lại khá phức tạp nên chỉ có thể phát triển và ứng dụng khi có chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc các nguồn tài trợ nước ngoài.

Ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, để hướng đến sự phát triển bền vững cần xây dựng những mô hình phát triển bền vững sử dụng NLTT thông qua việc liên kết, trao đổi kinh nghiệm phát triển từ những quốc gia điển hình trên thế giới. Việt Nam cần học hỏi mô hình thành phố bền vững Symbio City của Thụy Điển trong việc phát triển bền vững thông qua việc sử dụng các nguồn NLTT và bền vững thân thiện với môi trường.

Hiện, Trung tâm Swedish Centec Vietnam đã tiến hành triển khai mô hình này tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên và dự kiến triển khai tại Bình Định, Đà Nẵng, TPHCM, Vũng Tàu,… Nếu thành công trong mô hình này tại Việt Nam sẽ góp phần đưa các đô thị phát triển bền vững. Ngoài việc hợp tác, trao đổi với các quốc gia trên thế giới thì những chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển.

Theo ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch - Bộ Công thương, Chính phủ đã có nhiều chính sách ban hành đối với các hoạt động tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo. Để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng gió, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29-6-2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại VN.

Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ giá điện cho nhà đầu tư là 1 cent USD/1KWh. Đây được xem là hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng gió tại VN. Đối với dự án điện gió nối lưới sẽ được hỗ trợ giá điện.

Cụ thể, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua tại điểm giao nhận là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) trong đó, Nhà nước hỗ trợ giá cho bên mua điện với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

HÀ VĂN

>> Bài 1: Nguy cơ thiếu hụt năng lượng là khó tránh

Tin cùng chuyên mục