Bàn giao 110 hộp đen ô tô cho Hiệp hội Vận tải

Cuối tuần qua, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã tổ chức tiếp nhận 110 bộ thiết bị giám sát hành trình XBX-A, quen gọi là hộp đen ô tô để trang bị cho các thành viên của Hiệp hội. Toàn bộ 110 bộ hộp đen này được sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại điện tử Vinh Hiển, có trụ sở ở TPHCM.
Bàn giao 110 hộp đen ô tô cho Hiệp hội Vận tải

Cuối tuần qua, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã tổ chức tiếp nhận 110 bộ thiết bị giám sát hành trình XBX-A, quen gọi là hộp đen ô tô để trang bị cho các thành viên của Hiệp hội. Toàn bộ 110 bộ hộp đen này được sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại điện tử Vinh Hiển, có trụ sở ở TPHCM.

Vinh Hiển là một trong hơn 20 công ty trên cả nước chuyên sản xuất hộp đen ô tô. Công ty đã được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy chứng nhận năng lực sản xuất thiết bị chuyên dùng giám sát hành trình ô tô. Trị giá của mỗi hộp đen 5,5 triệu đồng, bao gồm phí dịch vụ, lưu trữ số liệu, thời gian bảo hành 24 tháng.

Đáng chú ý, 110 hộp thiết bị giám sát hành trình nêu trên đã được Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tài trợ xấp xỉ 50% tổng kinh phí, tương đương 300 triệu đồng.

Thời gian tới các xe tải sẽ được gắn hộp đen. Ảnh: Kim Ngân

Thời gian tới các xe tải sẽ được gắn hộp đen. Ảnh: Kim Ngân

Trao đổi trong buổi lễ nghiệm thu-bàn giao, Tổng Giám đốc Công ty Vinh Hiển, ông Tạ Công Thuận khẳng định thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản lý được lái xe thông qua một loạt chỉ tiêu quan trọng như lái xe có chạy quá tốc độ quy định hay không và nếu có thì chạy quá tốc độ ở địa điểm nào trên đường hành trình; lái xe có đi đúng lộ trình đi - đến được giao hay không; lái xe dừng đậu dọc đường có hợp lý hay không; giúp doanh nghiệp kiểm soát được khâu tiêu thụ nhiên liệu, tức là chống thất thoát xăng dầu… “Nói cách khác, thiết bị này giúp doanh nghiệp quản lý được cùng lúc cả phương tiện lẫn người lái xe.” ông Thuận nói.

Liệu có khả năng xảy ra can thiệp của con người - ở đây là lái xe - từ đó làm sai lệch các thông số ghi nhận trên đường hành trình? Kỹ sư Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khẳng định: mấu chốt ở đây là năng lực quản lý của doanh nghiệp, bởi vì mỗi doanh nghiệp có trang bị hộp đen ô tô chỉ cần một nhân sự chuyên khai thác số liệu giám sát hành trình thì các lái xe sẽ không thể can thiệp vào, làm sai lệch hộp đen.

“Máy móc dù sao cũng chỉ là công cụ, điều kiện cần và đủ là công tác tổ chức quản lý của chính doanh nghiệp vận tải. Nói đơn giản, thiết bị được khai thác, phát huy hiệu quả, tác dụng đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị sử dụng”, ông Thanh nói thêm. Về phần mình, nhà sản xuất hộp đen ô tô, Công ty Vinh Hiển cũng đảm nhiệm luôn khâu đào tạo, huấn luyện nhân viên chuyên khai thác số liệu do hộp đen ghi nhận.

Có một thực tế đáng ghi nhận, trong số những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông liên quan đến ô tô nổi lên hàng đầu là do lái xe không làm chủ tốc độ. Thiết bị giám sát hành trình XBX-A sẽ giúp khắc chế điều này.

Công ty Vinh Hiển bắt đầu sản xuất thiết bị giám sát hành trình đối với ô tô từ năm 2006. Tính đến nay, công ty đã cung cấp hơn 12.000 bộ hộp đen ô tô này cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Trung Khanh


Hộp đen giúp quản lý xe tốt hơn

Đó là nhận xét của ông Hồ Văn Hưởng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về việc gắn hộp đen theo dõi hành trình của ô tô. Theo ông Hồ Văn Hưởng, đối với các đơn vị vận tải, việc gắn hộp đen đã giúp đơn vị nắm được hành trình của xe, xe đi đâu, dừng đậu ra sao… Đặc biệt, nếu đơn vị vận tải gắn thêm camera thì sẽ quan sát được luôn tài xế, phụ xe phục vụ hành khách như thế nào.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, hộp đen giúp cơ quan biết được xe có vi phạm pháp luật về giao thông như dừng đón khách không đúng quy định… Đối với cơ quan công an, hộp đen giúp đơn vị dễ dàng tìm ra nguyên nhân tai nạn trong tình huống xe gây tai nạn…

Theo Nghị định 91/2009 quy định điều kiện kinh doanh ô tô, từ ngày 1-7-2011 xe kinh doanh hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe du lịch, xe container phải gắn thiết bị giám sát hành trình (gọi tắt là hộp đen); từ ngày 1-1-2012 xe kinh doanh hành khách cố định theo tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe kinh doanh hành khách theo hợp đồng, xe buýt phải gắn thiết bị giám sát hành trình; từ 1-7-2012 tất cả xe kinh doanh hành khách theo tuyến cố định phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

T.Đức

Tin cùng chuyên mục