Bàn giao mặt bằng khu vực Nhà ga Bến Thành

Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án 1 (thuộc MAUR) cho biết, theo hợp đồng, toàn bộ mặt bằng sẽ được hoàn trả sau khi nhà ga Bến Thành hoàn thành. Tuy nhiên, các đơn vị tập trung tái lập và giao trước 50% diện tích nhằm tạo không gian thông thoáng cho người dân vui chơi dịp lễ; Phần còn lại của dự án sẽ được tháo dỡ và hoàn trả sau khi ga Bến Thành thi công hoàn thành, dự kiến vào tháng 10 năm nay.

Sáng 25-4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP (MAUR) đã tháo dỡ rào chắn cuối cùng khu vực công trình giếng trời hình hoa sen của nhà ga Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1, Bến Thành- Suối Tiên và hoàn trả 8.000m2 mặt bằng Công viên 23 tháng 9, vòng xoay Quách Thị Trang.

MAUR đã tháo dỡ rào chắn cuối cùng khu vực công trình giếng trời hình hoa sen của nhà ga Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1, Bến Thành- Suối Tiên. Ảnh: QUỐC HÙNG

MAUR đã tháo dỡ rào chắn cuối cùng khu vực công trình giếng trời hình hoa sen của nhà ga Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1, Bến Thành- Suối Tiên. Ảnh: QUỐC HÙNG

Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án 1 (thuộc MAUR) Nguyễn Trung Hiếu cho biết, theo hợp đồng toàn bộ mặt bằng sẽ được hoàn trả sau khi nhà ga Bến Thành hoàn thành. Tuy nhiên, các đơn vị đã tập trung tái lập và giao trước 50% diện tích nhằm tạo không gian thông thoáng cho người dân vui chơi dịp lễ. Phần còn lại của dự án sẽ được tháo dỡ và hoàn trả sau khi ga Bến Thành thi công hoàn thành, dự kiến vào tháng 10 năm nay.

Mặt bằng khu vực Nhà ga Bến Thành khu vực giếng trời đã tái lập. Ảnh: QUỐC HÙNG

Mặt bằng khu vực Nhà ga Bến Thành khu vực giếng trời đã tái lập. Ảnh: QUỐC HÙNG

Cũng theo ông Hiếu, công tác tái lập mặt bằng xung quanh giếng trời hình hoa sen khổng lồ cơ bản đã hoàn thành. Người dân và du khách có thể tham quan trung tâm thành phố qua khu vực nhà ga Bến Thành. Hiện tại toàn bộ rào chắn trước chợ Bến Thành đã được tháo dỡ, tái lập và bàn giao mặt bằng.

Giếng trời có đường kính 27m, cao hơn 4m, giúp lấy sáng tự nhiên, tạo không gian mở (do lớp tường được bao bọc bởi kính). Hiện tại, tiến độ nhà ga Bến Thành đạt 99,41%, trong đó phần kết cấu đã hoàn thiện 100%.

Vòm nóc giếng trời Nhà ga Bến Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG
Vòm nóc giếng trời Nhà ga Bến Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG

Được tạo bởi hai vật liệu chính là kính và tấm nhôm tổ ong nhập khẩu từ Nhật Bản, công trình này có khả năng chống chịu thời tiết tốt và cách nhiệt vượt trội, là điểm nhấn, biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) nói chung.

Mặt bằng khu vực Nhà ga Bến Thành khu vực giếng trời đã tái lập. Ảnh: QUỐC HÙNG

Mặt bằng khu vực Nhà ga Bến Thành khu vực giếng trời đã tái lập. Ảnh: QUỐC HÙNG

Bên trong giếng trời Nhà ga Bến Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG

Bên trong giếng trời Nhà ga Bến Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG

Giếng trời là công trình điểm nhấn, có chức năng chính cung cấp ánh sáng và thông gió cho khu vực phía dưới nhà ga ngầm. Với thiết kế tường kính bao bọc xung quanh tạo nên không gian mở cho công trình, giúp cho hành khách đi Metro có thể nhìn trực diện qua chợ Bến Thành, hoặc du khách bên trên có thể nhìn ngắm các hoạt động nhà ga bên dưới. Đây cũng có thể là điểm hẹn vui chơi, check in của người dân, du khách khi đến TPHCM.

Tin cùng chuyên mục