Bao giờ hết cảnh chặt - trồng?

Báo SGGP ngày 3-8-2015 có một tin làm tôi chú ý, đó là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện có 153,4ha cây cao su bị phá bỏ. Đó là con số của một huyện, nếu tính toàn tỉnh, ắt hẳn diện tích cây cao su bị phá bỏ còn cao hơn nhiều. Tại các tỉnh có trồng cao su khác như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…, tình hình cũng tương tự. Riêng Bình Phước, từ cuối năm 2014 đến nay đã có trên 700ha cây cao su bị phá bỏ.

Báo SGGP ngày 3-8-2015 có một tin làm tôi chú ý, đó là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện có 153,4ha cây cao su bị phá bỏ. Đó là con số của một huyện, nếu tính toàn tỉnh, ắt hẳn diện tích cây cao su bị phá bỏ còn cao hơn nhiều. Tại các tỉnh có trồng cao su khác như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…, tình hình cũng tương tự. Riêng Bình Phước, từ cuối năm 2014 đến nay đã có trên 700ha cây cao su bị phá bỏ.

Cách đây vài năm, cao su chính là cây được người dân ưu tiên phát triển. Nhưng nay, đến thời bị “thất sủng”, loại cây này cũng chịu chung số phận của những vườn điều, vườn cà phê… trước kia, tức là nhanh chóng bị hóa thành củi. Nóng ruột khi giá cao su cứ xuống thấp liên tục trong mấy năm nay, người nông dân đã đốn hạ cao su để trồng cây khác. Điệp khúc phá bỏ, trồng, rồi lại phá bỏ sẽ còn tiếp tục được nói đến nhiều, khi mà giá cả nông sản cứ như đồ thị hình sin, khi sản phẩm nông nghiệp của ta còn thiếu đầu ra ổn định trên thị trường quốc tế.

Trách người nông dân thiếu kiên nhẫn một, thì phải trách các nhà quản lý, các hiệp hội, các doanh nghiệp đến mười. Tại sao ta xuất khẩu nông sản nhiều, nhưng giá trị thì luôn thấp hơn những nước khác?

Hiện nay, tỷ lệ cao su xuất thô của ta đến 80%. Việt Nam là một trong bốn nước (cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan) chiếm đến 90% lượng cao su trên thị trường thế giới, thế nhưng, sao chúng ta không thể phần nào chi phối, để giá cao su nằm ở mức “chấp nhận được”, ít ra là đối với những nông dân trong nước? Nhà nông chỉ có thể làm ra sản phẩm. Để nâng giá trị của sản phẩm, cần phải có sự tiếp sức tích cực của những “nhà” khác.

Câu chuyện liên kết bốn nhà đã được nói đến từ lâu, nhưng xem ra hiệu quả mang lại chưa đúng như kỳ vọng. Làm sao để người nông dân có thể yên tâm chuyên canh một loại cây? Đó chính là niềm mong mỏi thiết tha của hàng triệu người dân làm nông nghiệp nước ta.

PHÚC LINH (Nhà Bè, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục