Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha

(SGGP).- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, mục tiêu đặt ra là thời kỳ 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD; giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

(SGGP).- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, mục tiêu đặt ra là thời kỳ 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD; giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

Các mục tiêu cụ thể như: cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020 là nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%. Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân 3,5-4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3-4,7%/năm. Độ che phủ của rừng đạt 44-45% vào năm 2020…

Để đạt các mục tiêu trên, cả nước sẽ định hướng khai hoang, mở thêm đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011-2020 khoảng 1,1 triệu ha, trong đó có 37.000 ha cho trồng lúa. Đồng thời, bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha. Đầu tư công suất chế biến lúa gạo công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Đến năm 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với lâm nghiệp, quy hoạch nêu rõ, bố trí diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2-16,5 triệu ha, tăng khoảng 879.000 ha so với năm 2010. Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Về thủy sản, định hướng xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi…  

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục