Bệnh nào mua một “tặng” một?

Theo thống kế từ hãng bảo hiểm y tế DAK của Đức, không dưới 70% bệnh nhân tiểu đường đồng thời là ứng viên “năng nổ” của bệnh trầm uất.

Theo thống kế từ hãng bảo hiểm y tế DAK của Đức, không dưới 70% bệnh nhân tiểu đường đồng thời là ứng viên “năng nổ” của bệnh trầm uất.

 Không buồn sao được khi bệnh đeo đuổi suốt đời, quá chán vì cuộc sống mất chất lượng trên cả hai mặt tâm thể, quá căng thẳng vì chế độ sinh hoạt phải kiêng cử đủ điều! Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trầm uất trầm trọng đến độ phân liệt cá tính chiếm tỷ lệ hơn 60% ở bệnh nhân tiểu đường có lượng đường huyết dao động quá thường. Tình trạng này càng rõ nét hơn ở phụ nữ mãn kinh, đàn ông mãn dục vì “bàn tay đánh bồi” của rối loạn nội tiết tố. Không lạ gì nếu nhiều thầy thuốc trị bệnh tiểu đường căn cứ vào trạng thái tinh thần của người bệnh để đánh giá hiệu quả của liệu pháp, thay vì chỉ dựa vào trị số mang ý nghĩa hạn hẹp của đường huyết.

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Bệnh nhân tiểu đường 10 người hết 9 phải dùng thuốc dài lâu. Trầm uất lại là phản ứng phụ nổi bật của thuốc hạ đường huyết. Dùng thuốc thường xuyên, càng buồn bã bực bội, đau đầu, mất ngủ, đãng trí… Nhưng không thể vì thế mà không dùng thuốc. Đáng nói hơn là các loại thuốc chống trầm uất hầu như không tác dụng nếu đường huyết không ổn định. Tệ hơn nữa là việc lạm dụng thuốc an thần ở người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân có thể trước mắt ngủ vùi một cách tạm bợ nhưng nếu tưởng nhờ đó đẩy lùi bệnh trầm uất thì sai! Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh đã chứng minh bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc an thần (loại hóa chất tổng hợp) không những dễ bị trầm uất mà còn là miếng mồi ngon của đột quỵ vì xuất huyết não!

Chính vì thế, việc kết hợp thật sớm hoạt chất sinh học như kẽm, anthocyanin, gaba, lactium… trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường để phòng chống trầm uất là khuynh hướng hiện nay của các thầy thuốc coi trọng quan điểm điều trị toàn diện, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu hạ đường huyết, thay vì chỉ chú trọng căn bệnh rồi quên người bệnh! Đáng tiếc vì nhiều thầy thuốc vẫn chưa kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường dược thảo với công năng “nhiều trong 1” để vừa ổn định đường huyết, vừa cải thiện sức đề kháng, vừa điều chỉnh dẫn truyền thần kinh.

Đừng xem thường nỗi buồn của người bệnh tiểu đường. Đó chính là một trong các tiêu chí cho thấy liệu pháp hiệu quả hay không? Người bệnh càng vui thì bệnh đường huyết càng ổn định, ít biến chứng. Nếu nghĩ muốn được như thế chỉ cần dựa vào thuốc hạ đường huyết của tây y thì lầm! Nếu cần dẫn chứng về căn bệnh cần có sự kết hợp đông - tây y, cần sự kết hợp của kinh nghiệm dân gian và kiến thức khoa học thực nghiệm, thì bệnh tiểu đường chính là thí dụ điển hình.

Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG
(Phòng khám Đa khoa EUROVIE)

Tin cùng chuyên mục